Ảnh minh họa
Năm nay, lũ không về, người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại đứng ngồi không yên bởi hạn mặn bủa vây, đê biển sạt lở… Diễn biến tiêu cực của thời tiết và biến đổi khí hậu khiến cho người dân trở tay không kịp. Đòi hỏi một giải pháp tổng thể từ xây dựng mạng lưới dẫn nước, tích trữ nước và cả việc thay đổi cơ cấu sản xuất phù hợp.
Khô – khát - hạn - mặn khốc liệt, dường như là dành để nhắc đến hoàn cảnh của vùng ĐBSCL bây giờ. Chưa dừng lại ở đó, theo cảnh báo của cả cơ quan chuyên môn, nhà quản lý cùng các nhà khoa học, năm 2017, tình hình hạn mặn của một số địa phương trong vùng còn nghiêm trọng hơn.
*“Khát nặng”
Đang ở giữa mùa mưa bão, nhưng hiện giờ lượng nước ngọt đổ về sông Mê Kông giảm nghiêm trọng. Bây giờ cũng đang ở vào thời điểm đỉnh lũ nhưng ở Tân Hồng (Đồng Tháp) thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Thiếu nước ngọt, dẫn đến mặn tấn công sâu hơn so với cùng thời điểm này các năm trước.
Nguyên nhân được giới chuyên gia phân tích, do ảnh hưởng bởi các nhà máy thủy điện trên thượng nguồn dòng Mê Kông, thuộc các nước Trung Quốc, Lào. Thêm vào đó, hiện nay các nước láng giềng như Lào, Thái Lan, Campuchia cũng đang triển khai các biện pháp tích nước, sau thời gian dài hạn mặn nghiêm trọng.
Nhiều chuyên gia cảnh báo, với diễn biến như hiện nay, mùa khô năm tới cả 13 tỉnh vùng ĐBSCL đều thiếu lượng nước ngọt trầm trọng, dẫn đến mặn – ngọt đối ứng.
Theo phân tích của TS. Dương Văn Ni (Đại học Cần Thơ), ĐBSCL lệ thuộc vào khả năng trữ nước của Biển Hồ ở Campuchia rất lớn. Hiện, Biển Hồ mới tích lũy được khoảng 50-60% mực nước bình quân các năm. Vì vậy, khả năng Biển Hồ tích đủ nước sẽ rất khó. “Với số liệu này, mùa khô tới, ĐBSCL tiếp tục đối diện với tình trạng thiếu nước ngọt”, TS. Ni cảnh báo.
*Nhiều phương án tích nước
Rút kinh nghiệm từ mùa mặn trước, năm nay tỉnh Bến Tre đã chủ động bàn và triển khai các giải pháp trữ nước rất sớm. Phong trào “Đồng Khởi trữ nước mưa” được phát động trong toàn tỉnh nhằm kêu gọi người dân tích cực mua dụng cụ trữ nước mưa để sử dụng trong mùa khô tiếp theo.
Trong đó, ưu tiên hàng đầu của Bến Tre là xây dựng các hồ, điểm chứa nước ngọt. Trong đó, quy mô lớn nhất là dự án hồ chứa nước ngọt rộng 60ha sẽ được triển khai tại huyện Ba Tri. Dự án hoàn thành sẽ tích trữ được khoảng 1 triệu m3 nước sinh hoạt phục vụ người dân.
Tỉnh Bến Tre cũng yêu cầu các huyện Bình Đại và Thạnh Phú tận dụng hệ thống kênh mương nội đồng để trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân. Tin vui là trước mùa mưa năm nay, người dân nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre được tặng gần 2 vạn dụng cụ trữ nước.
Xây dựng các công trình tích nước, sử dụng nước tiết kiệm… những giải pháp này đang được triển khai rộng khắp vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, về lâu dài, các tỉnh vùng ĐBSCL mong muốn “các nhà”- Nhà nước, nhà khoa học phải tính đến giải pháp biến các con sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ… thành những hồ trữ nước ngọt.
*Mặn không phải… kẻ thù!
Tham dự và phát biểu tại một số diễn đàn bàn về những giải pháp ứng phó hạn mặn cho vùng ĐBSCL gần đây, Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân - nguyên Chủ nhiệm Chương trình nhà nước điều tra cơ bản tổng hợp ĐBSCL nhấn mạnh: Đối với những khu vực không thể chống mặn thì phải chung sống với nó, phải xem “mặn là bạn chứ đừng coi nước mặn là thù, như kinh nghiệm một số nước trên thế giới đã làm”.
Theo ông Trân, sự khan hiếm nước ngọt và những tình huống cực đoan sẽ xảy ra nhiều hơn, ngày càng nghiêm trọng hơn trong tương lai. Vì vậy, với các vùng chung sống với nước mặn phải xem nước mặn là một dạng tài nguyên cần được khai thác; biến nó thành lợi thế để phát triển sản xuất, nhất là canh tác nông nghiệ
Nguồn: monre.gov.vn
Khô – khát - hạn - mặn khốc liệt, dường như là dành để nhắc đến hoàn cảnh của vùng ĐBSCL bây giờ. Chưa dừng lại ở đó, theo cảnh báo của cả cơ quan chuyên môn, nhà quản lý cùng các nhà khoa học, năm 2017, tình hình hạn mặn của một số địa phương trong vùng còn nghiêm trọng hơn.
*“Khát nặng”
Đang ở giữa mùa mưa bão, nhưng hiện giờ lượng nước ngọt đổ về sông Mê Kông giảm nghiêm trọng. Bây giờ cũng đang ở vào thời điểm đỉnh lũ nhưng ở Tân Hồng (Đồng Tháp) thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Thiếu nước ngọt, dẫn đến mặn tấn công sâu hơn so với cùng thời điểm này các năm trước.
Nguyên nhân được giới chuyên gia phân tích, do ảnh hưởng bởi các nhà máy thủy điện trên thượng nguồn dòng Mê Kông, thuộc các nước Trung Quốc, Lào. Thêm vào đó, hiện nay các nước láng giềng như Lào, Thái Lan, Campuchia cũng đang triển khai các biện pháp tích nước, sau thời gian dài hạn mặn nghiêm trọng.
Nhiều chuyên gia cảnh báo, với diễn biến như hiện nay, mùa khô năm tới cả 13 tỉnh vùng ĐBSCL đều thiếu lượng nước ngọt trầm trọng, dẫn đến mặn – ngọt đối ứng.
Theo phân tích của TS. Dương Văn Ni (Đại học Cần Thơ), ĐBSCL lệ thuộc vào khả năng trữ nước của Biển Hồ ở Campuchia rất lớn. Hiện, Biển Hồ mới tích lũy được khoảng 50-60% mực nước bình quân các năm. Vì vậy, khả năng Biển Hồ tích đủ nước sẽ rất khó. “Với số liệu này, mùa khô tới, ĐBSCL tiếp tục đối diện với tình trạng thiếu nước ngọt”, TS. Ni cảnh báo.
*Nhiều phương án tích nước
Rút kinh nghiệm từ mùa mặn trước, năm nay tỉnh Bến Tre đã chủ động bàn và triển khai các giải pháp trữ nước rất sớm. Phong trào “Đồng Khởi trữ nước mưa” được phát động trong toàn tỉnh nhằm kêu gọi người dân tích cực mua dụng cụ trữ nước mưa để sử dụng trong mùa khô tiếp theo.
Trong đó, ưu tiên hàng đầu của Bến Tre là xây dựng các hồ, điểm chứa nước ngọt. Trong đó, quy mô lớn nhất là dự án hồ chứa nước ngọt rộng 60ha sẽ được triển khai tại huyện Ba Tri. Dự án hoàn thành sẽ tích trữ được khoảng 1 triệu m3 nước sinh hoạt phục vụ người dân.
Tỉnh Bến Tre cũng yêu cầu các huyện Bình Đại và Thạnh Phú tận dụng hệ thống kênh mương nội đồng để trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân. Tin vui là trước mùa mưa năm nay, người dân nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre được tặng gần 2 vạn dụng cụ trữ nước.
Xây dựng các công trình tích nước, sử dụng nước tiết kiệm… những giải pháp này đang được triển khai rộng khắp vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, về lâu dài, các tỉnh vùng ĐBSCL mong muốn “các nhà”- Nhà nước, nhà khoa học phải tính đến giải pháp biến các con sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ… thành những hồ trữ nước ngọt.
*Mặn không phải… kẻ thù!
Tham dự và phát biểu tại một số diễn đàn bàn về những giải pháp ứng phó hạn mặn cho vùng ĐBSCL gần đây, Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân - nguyên Chủ nhiệm Chương trình nhà nước điều tra cơ bản tổng hợp ĐBSCL nhấn mạnh: Đối với những khu vực không thể chống mặn thì phải chung sống với nó, phải xem “mặn là bạn chứ đừng coi nước mặn là thù, như kinh nghiệm một số nước trên thế giới đã làm”.
Theo ông Trân, sự khan hiếm nước ngọt và những tình huống cực đoan sẽ xảy ra nhiều hơn, ngày càng nghiêm trọng hơn trong tương lai. Vì vậy, với các vùng chung sống với nước mặn phải xem nước mặn là một dạng tài nguyên cần được khai thác; biến nó thành lợi thế để phát triển sản xuất, nhất là canh tác nông nghiệ
Nguồn: monre.gov.vn
TIN TỨC CHUNG
Leave a reply
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Tin tức