Ảnh minh họa
Thuận theo tự nhiên, thích ứng với những thay đổi ngày càng khắc nghiệt, khó lường, tại một số địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, người dân đã tìm được một vài kế sách “sống chung với hạn mặn” dưới sự trợ giúp của các nhà khoa học.
*Trồng sen trữ lũ
Đây là tên một đề tài nghiên cứu nhằm thiết kế mô hình sinh kế cho người dân vùng ĐBSCL của TS Dương Văn Ni (Trường Đại học Cần Thơ). Đề tài đã được thực hiện thí điểm tại xã Hòa Mỹ, Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tháng 4/2015.
Tiến sỹ Dương Văn Ni, chuyên gia IUCN ở Trường Đại học Cần Thơ, Đồng Tháp Mười trồng sen còn có giá trị rất lớn ở việc trữ nước mùa lũ để tưới tắm ĐBSCL mùa khô. Ông tính được, luân canh sen-lúa hoặc chuyên canh sen làm du lịch, trữ lũ gấp đôi làm 3 vụ lúa, cụ thể là 15.000 m3/ha so với 7.000 m3/ha.
Vì cây sen có khả năng vượt lũ, nước lũ dâng cao bao nhiêu thì cây sen vươn lên bấy nhiêu, mà nhiều cây trồng khác không có đặc tính quý báu này. Trữ được nước lũ mùa mưa sẽ làm giảm khả năng tàn phá của mùa lũ, không cho nước lũ dâng cao và chảy xiết xuống miền dưới, tràn vào các đô thị, khu công nghiệp. Đặc biệt, trữ được nước lũ mùa mưa sẽ có nguồn nước ngọt chảy ra trong mùa khô, giảm bớt thiệt hại khi xảy ra thiên tai hạn hán. Trồng sen ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên ít tổn hại cho môi trường. Sen là cây vượt lũ nên nếu gặp lũ thì sen sống tốt trong môi trường ngập lũ.
Cũng vì thế mà vùng trồng sen còn là nơi trữ lũ để cấp nước cho vùng trồng lúa và hoa màu ở bên cạnh trong trường hợp khô hạn bất ngờ như đợt hạn, mặn khốc liệt hiện nay,TS Dương Văn Ni.
Nghiên cứu của tiến sỹ Ni cho biết, cây sen chuyên canh trên vùng rốn Đồng Tháp Mười đã khoảng 10 năm, năng suất vẫn ổn định nên có thể khẳng định phù hợp với vùng đất. Trồng sen cho nước lũ vào ra tự nhiên còn phục hồi hệ sinh thái đa dạng gắn với nhịp lũ, mở ra nhiều sinh kế như đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ngắn ngày.
Ông Nguyễn Văn Công, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, cho rằng mô hình trồng hai vụ sen, một vụ lúa hoặc trồng sen một vài năm rồi chuyển sang trồng lúa để cải tạo đất rất hay, phù hợp với vùng Đồng Tháp Mười. Giữ được nước trong mùa khô sẽ giúp nông dân duy trì sản xuất, tăng thu nhập so với những nơi “ngồi chơi xơi nước” mấy tháng mùa khô.
Tuy nhiên ông Công nói để nhân rộng mô hình này phải có sự đồng thuận trước của nông dân, vì sen phải trồng trong một vùng ô bao, đê bao..., nghĩa là dân chịu mất một ít đất để làm đê bao. Nhà nước sẵn sàng đầu tư kinh phí làm đê để tạo ra vùng chuyên canh sen rộng lớn và giữ nước. Các tổ hợp tác, hợp tác xã trao đổi với dân, nếu dân muốn làm thì Nhà nước tham gia liền.
*Không độc canh cây lúa
Một trong những giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu, thiên tai và hạn mặn là các địa phương không nên cố gắng duy trì diện tích sản xuất lúa như hiện nay nếu không có đủ lượng nước ngọt để canh tác. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám khuyến cáo như vậy tại buổi làm việc với một số tỉnh ĐBSCL giữa tháng 9/2016.
Đề làm được điều đó, các ngành chức năng cần đưa ra dự báo, kịch bản về hạn hán, xâm nhập mặn chi tiết cho từng vùng. Trên cơ sở đó, các địa phương căn cứ xây dựng kế hoạch, chỉ đạo sản xuất. Trong đó, các địa phương đặc biệt lưu ý lựa chọn các mô hình canh tác phù hợp với điều kiện nước mặn, hoặc thiết nước, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn lưu ý.
Bởi thế, theo giới khoa học trong nước, cơ quan chức năng không nên quy hoạch và đưa vào sản xuất những giống cây, con sử dụng nhiều nước ngọt. Bởi, bây giờ, mặn đang ở ngay cửa sông, chỉ chờ giảm mưa, lượng nước ngọt giảm xuống, mặn sẽ tấn công, nhất là khoảng cuối tháng 10, gió chướng sẽ đẩy mặn vào sâu trong đất liền...
Nguồn: monre.gov.vn
*Trồng sen trữ lũ
Đây là tên một đề tài nghiên cứu nhằm thiết kế mô hình sinh kế cho người dân vùng ĐBSCL của TS Dương Văn Ni (Trường Đại học Cần Thơ). Đề tài đã được thực hiện thí điểm tại xã Hòa Mỹ, Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tháng 4/2015.
Tiến sỹ Dương Văn Ni, chuyên gia IUCN ở Trường Đại học Cần Thơ, Đồng Tháp Mười trồng sen còn có giá trị rất lớn ở việc trữ nước mùa lũ để tưới tắm ĐBSCL mùa khô. Ông tính được, luân canh sen-lúa hoặc chuyên canh sen làm du lịch, trữ lũ gấp đôi làm 3 vụ lúa, cụ thể là 15.000 m3/ha so với 7.000 m3/ha.
Vì cây sen có khả năng vượt lũ, nước lũ dâng cao bao nhiêu thì cây sen vươn lên bấy nhiêu, mà nhiều cây trồng khác không có đặc tính quý báu này. Trữ được nước lũ mùa mưa sẽ làm giảm khả năng tàn phá của mùa lũ, không cho nước lũ dâng cao và chảy xiết xuống miền dưới, tràn vào các đô thị, khu công nghiệp. Đặc biệt, trữ được nước lũ mùa mưa sẽ có nguồn nước ngọt chảy ra trong mùa khô, giảm bớt thiệt hại khi xảy ra thiên tai hạn hán. Trồng sen ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên ít tổn hại cho môi trường. Sen là cây vượt lũ nên nếu gặp lũ thì sen sống tốt trong môi trường ngập lũ.
Cũng vì thế mà vùng trồng sen còn là nơi trữ lũ để cấp nước cho vùng trồng lúa và hoa màu ở bên cạnh trong trường hợp khô hạn bất ngờ như đợt hạn, mặn khốc liệt hiện nay,TS Dương Văn Ni.
Nghiên cứu của tiến sỹ Ni cho biết, cây sen chuyên canh trên vùng rốn Đồng Tháp Mười đã khoảng 10 năm, năng suất vẫn ổn định nên có thể khẳng định phù hợp với vùng đất. Trồng sen cho nước lũ vào ra tự nhiên còn phục hồi hệ sinh thái đa dạng gắn với nhịp lũ, mở ra nhiều sinh kế như đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ngắn ngày.
Ông Nguyễn Văn Công, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, cho rằng mô hình trồng hai vụ sen, một vụ lúa hoặc trồng sen một vài năm rồi chuyển sang trồng lúa để cải tạo đất rất hay, phù hợp với vùng Đồng Tháp Mười. Giữ được nước trong mùa khô sẽ giúp nông dân duy trì sản xuất, tăng thu nhập so với những nơi “ngồi chơi xơi nước” mấy tháng mùa khô.
Tuy nhiên ông Công nói để nhân rộng mô hình này phải có sự đồng thuận trước của nông dân, vì sen phải trồng trong một vùng ô bao, đê bao..., nghĩa là dân chịu mất một ít đất để làm đê bao. Nhà nước sẵn sàng đầu tư kinh phí làm đê để tạo ra vùng chuyên canh sen rộng lớn và giữ nước. Các tổ hợp tác, hợp tác xã trao đổi với dân, nếu dân muốn làm thì Nhà nước tham gia liền.
*Không độc canh cây lúa
Một trong những giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu, thiên tai và hạn mặn là các địa phương không nên cố gắng duy trì diện tích sản xuất lúa như hiện nay nếu không có đủ lượng nước ngọt để canh tác. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám khuyến cáo như vậy tại buổi làm việc với một số tỉnh ĐBSCL giữa tháng 9/2016.
Đề làm được điều đó, các ngành chức năng cần đưa ra dự báo, kịch bản về hạn hán, xâm nhập mặn chi tiết cho từng vùng. Trên cơ sở đó, các địa phương căn cứ xây dựng kế hoạch, chỉ đạo sản xuất. Trong đó, các địa phương đặc biệt lưu ý lựa chọn các mô hình canh tác phù hợp với điều kiện nước mặn, hoặc thiết nước, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn lưu ý.
Bởi thế, theo giới khoa học trong nước, cơ quan chức năng không nên quy hoạch và đưa vào sản xuất những giống cây, con sử dụng nhiều nước ngọt. Bởi, bây giờ, mặn đang ở ngay cửa sông, chỉ chờ giảm mưa, lượng nước ngọt giảm xuống, mặn sẽ tấn công, nhất là khoảng cuối tháng 10, gió chướng sẽ đẩy mặn vào sâu trong đất liền...
Nguồn: monre.gov.vn
TIN TỨC CHUNG
Leave a reply
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Tin tức