Liệu mùa đông ở miền Bắc có biến mất sau vài năm nữa trước thực trạng nắng nóng như hè giữa đông năm nay?
Một báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết châu Âu đang ấm dần nhanh hơn phần còn lại của thế giới và dự báo mùa đông lạnh giá có thể biến mất vào năm 2080 do hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Miền Bắc Việt Nam cũng đang trải qua những ngày nóng bất thường. Mọi năm, bắt đầu từ tháng 12, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, thời tiết chuyển rét đậm. Nhưng năm nay, chỉ cần nhìn ra cửa sổ là thấy Hà Nội và các tỉnh miền Bắc vẫn nắng chang chang như chẳng còn khái niệm về mùa đông nữa.
Nhiều người gọi đây là mùa đông quái đản nhất từng thấy.
- Ở Việt Nam, mùa đông cũng đã không còn lạnh như các năm trước. Theo ông, liệu những năm sau, khu vực miền Bắc nước ta có hoàn toàn sẽ không còn mùa đông?
Nếu nói mất hoàn toàn thì không nhưng có thể chu kì của mùa hè sẽ dài ra còn mùa đông thì ngắn lại. Như các bạn cũng đã thấy, mùa đông năm nay cũng đến muộn và có thể kết thúc sớm hơn so với mọi năm.
- Châu Âu được dự báo là đến năm 2080 sẽ không còn mùa Đông, vậy còn ở Việt Nam được dự báo như thế nào?
Dự báo không còn mùa đông năm 2080 là ở Châu Âu còn ở Việt Nam thực tế là chưa có một nghiên cứu hay dự báo nào siêu dài như thế. Chúng tôi không thể khẳng định nhưng trong những năm tới Việt Nam vẫn sẽ có mùa đông.
- Theo ông, thủ phạm của những ngày nắng nóng này là gì?
Người ta thường nhắc đến El Nino, thủ phạm của thiên tai và nắng nóng. Theo tôi được biết, El Nino là hiện tượng nóng lên bất thường của dòng nước ấm phía Đông Thái Bình Dương, diễn ra theo chu kỳ từ 2-7 năm. Đến nay, nguyên nhân chính thức của hiện tượng này vẫn chưa được làm rõ.
- Vậy có thể nói El Nino là nguyên nhân khiến tháng 12 ở miền Bắc vẫn còn nắng nóng?
Theo ghi nhận của các chuyên gia thời tiết trên thế giới, tác động của El Nino có thể kéo dài hơn 1 năm, và thậm chí có thể kéo dài 5 năm như giai đoạn 1990 - 1995.
Năm 2015 được cho là một trong những năm nóng nhất, dưới ảnh hưởng của El Nino. Trong mùa hè, có thời điểm nhiệt độ tại một số quốc gia như Ấn Độ chạm ngưỡng 60 độ C, khiến nhựa đường cũng tan chảy.
Tại Việt Nam, theo thông tin từ bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm nay cũng là năm nghề nông phải đối phó với hạn hán nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.
- El Nino thực chất có từ rất lâu, nhưng tại sao có những thời điểm gây ảnh hưởng khủng khiếp đến vậy?
Hiện tượng El Nino này có từ lâu lắm rồi và chính chúng tôi là những người trong ngành khí tượng chưa được bao giờ chính thức được tập huấn ngày nào. El Nino bắt đầu nói nhiều từ khoảng 10 năm gần đây. Đặc biệt là khi các nước tiên tiến người ta phát hiện ra sau khi quan trắc ở khu vực Thái Bình Dương.
Trước đây người ta có nghiên cứu rồi nhưng chắc là chỉ trong nước đó dùng nhiều thôi nhưng bây giờ thấy hiện tượng này xảy ra trên toàn thế giới nhiều nên ngành khí tượng thủy văn Việt Nam bắt đầu mới quan tâm. Những khái niệm về El Nino chính chúng tôi cũng chưa được học và chủ yếu là tự tìm hiểu và đọc qua mạng và sách báo và một vài lớp tập huấn.
- Với tốc độ đô thị hóa và dòng người ngày một kéo đông nên Sapa, ông có lo ngại tuyết ở khu vực này cũng ngừng rơi?
Đúng như câu hỏi của bạn, với tình hình đô thị hóa như thế này ít nhiều ảnh hưởng đến nhiệt độ. Bình thường đô thị hóa đã khiến nhiệt độ gia tăng rồi. Thêm vào đó, xu thế ấm lên toàn cầu khiến khả năng tuyết rơi ở Sapa trong thời gian tới sẽ ít đi.
Theo quy luật bình thường tuyết rơi tập trung vào cuối tháng 12, trong tháng 1. Sang tháng 2 thì hãn hữu có tuyết rơi ở Sapa. Nhưng quan trắc ở Sapa từ năm 1956 đến giờ thì đa số rơi vào tháng 1 là nhiều. Những năm muộn nhất là năm Đông Xuân 1967 - 1968 rét đi vào kỉ lục là nó rơi vào ngày 14/2. Đặc biệt là năm 2014 rơi vào ngày 16/3 là tuyết rơi muộn chưa từng có.
Nguồn: moitruong.com.vn
TIN TỨC CHUNG
Leave a reply
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Tin tức