Hội thảo khoa học về chính sách phát triển “Năng lượng nguyên tử ở Việt Nam và thế giới”đã diễn ra trong hai ngày 5&6/10/2016. Hội thảo là một diễn đàn mở, để trao đổi thông tin đa chiều và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về các vấn đề: pháp luật và giám sát công đối với năng lượng nguyên tử; các tác động môi trường và xã hội; chất thải và chi phí trong suốt vòng đời của điện hạt nhân và các giải pháp năng lượng thay thế. Hội thảo đồng tổ chức bởi Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Quỹ FES và Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID).
Nhà máy điện hạt nhân
Qua chia sẻ của các diễn giả và đại biểu tham dự hội thảo cho thấy:
1. Mặc dù điện hạt nhân có hệ số công suất cao, không tốn nhiều diện tích nhưng đây không phải là loại năng lượng bền vững, không hề rẻ, không đảm bảo được an ninh năng lượng, không góp phần giảm thiểu phát thải và không phải là công nghệ năng lượng của tương lai.
Thảm họa hạt nhân Chernobyl
4. Hiện nay trên thế giới chưa có quốc gia nào tìm ra giải pháp để xử lý rác thải hạt nhân an toàn ngay cả những nước tiên tiến như Mỹ và Đức. Chi phí lưu giữ rác thải hạt nhân càng ngày càng tăng và chưa biết đến khi nào mới kết thúc.
6. Việc phát triển năng lượng nguyên tử không tạo ra nhiều cơ hội việc làm như các nhà đầu tư đã hứa. Ông Klaus-Peter cho biết, trong năm 2000, khi phần lớn các nhà máy điện hạt nhân tại Đức vẫn đang vận hành, ngành công nghiệp hạt nhân tạo ra 30.000 việc. Trong khi hiện nay các ngành năng lượng tái tạo đã tạo ra 380.000 việc làm.
7. Về xu thế phát triển điện hạt nhân trên thế giới, ông Dehde cho rằng năng lượng nguyên tử không còn phù hợp với xu thế thời đại nữa. Đức đã quyết định sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2022. Bà Kanna cũng cho biết, sau thảm họa hạt nhân Fukushima, hơn 50% dân chúng Nhật Bản phản đối điện hạt nhân và không nhà máy điện hạt nhân mới nào được xây dựng thêm ở Nhật. Các chuyên gia quốc tế hy vọng những kinh nghiệm của quốc gia họ sẽ giúp Việt Nam cân nhắc thận trọng chính sách phát triển năng lượng nguyên tử.
8. Nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại với những rủi ro, thách thức đối với việc phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam khi nhìn thấy tỉ trọng đóng góp của điện hạt nhân hiện không đáng kể (dự kiến 3,6% công suất vào năm 2030). Các đại biểu cho rằng cần xem xét kỹ vấn đề vốn đầu tư, sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, vấn đề an toàn, quản lý chất thải, tính minh bạch.
9. Giải pháp thay thế được GreenID đề xuất tập trung vào tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiêu quả, chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế sử dụng ít năng lượng và đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo được sự quan tâm và đồng tình của nhiều đại biểu. Kịch bản đề xuất này đã chỉ ra nhiều lợi ích về tạo việc làm, giảm bớt áp lực chi phí, ít rủi ro và tăng chỉ số an ninh năng lượng quốc gia vì sự phát triển bền vững.
Nguồn: moitruong.com.vn
TIN TỨC CHUNG
Leave a reply
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Tin tức