(TN&MT) - Những ngày qua, cá trên Hồ Tây chết bất thường với khối lượng lên đến hơn chục tấn. Mặc dù trong đêm 2/10 TP Hà Nội đã trang bị cả chục máy tạo ôxy xuống hồ Tây để sục khí nhưng sang ngày 3/10, cá tại Hồ Tây vẫn chết, chủ yếu là các loại cá to.
Cá chết do đâu?
Ông Phạm Văn Đông, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Tây Hồ - đơn vị chịu trách nhiệm vệ sinh tầng mặt nước của Hồ Tây cho biết, hiện tượng cá chết bắt đầu từ ngày 30/9. Tuy nhiên, không phải cá chết ngay, chết hàng loạt mà chết dần dần, do nắng nóng nên cá chết nổi nhiều hơn. Đây là hiện tượng hết sức bất thường, chưa bao giờ cá chết nổi hàng loạt như lần này.
Theo ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho biết, sau khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở Hồ Tây vào ngày 2/10, đơn vị đã tiến hành lấy mẫu nước hồ để phân tích và tìm nguyên nhân. Qua kiểm tra, nguyên nhân ban đầu được xác định là do nồng độ oxy hòa tan trong nước Hồ Tây thấp, chỉ đạt 1,5 mg/l, trong khi theo tiêu chuẩn, nồng độ oy hòa tan trong nước phải đạt mức 6 mg/l cá mới sống được. Mặt khác, trong những ngày vừa qua, thời tiết thay đổi, nắng nóng đột ngột, mưa thất thường, kết hợp với việc thiếu oxy trong nước dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt.
Đồng qua điểm này, Tiến sĩ Nguyễn Quang Tề (Chuyên gia đầu ngành về bệnh thủy sản), nguyên Trưởng phòng Sinh học Thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I cho biết, việc thiếu ôxy chính là nguyên nhân khiến cá chết. Thông thường, nếu đủ oxi Ammoniac sẽ được oxi hóa tiếp sang Nitrit (NO2), nếu đủ oxi nữa thì từ Nitrit oxi hóa tiếp thành Nitrat (NO3) thì nước lại không độc. Nếu chỉ dừng lại ở Ammoniac thì chất độc cao. Cũng có thể xét đến hiện tượng tảo nở hoa nhưng thiếu oxi để phân hủy các chất hữu cơ vẫn là nguyên nhân chính.
Triển khai nhanh 7 giải pháp
Sau khi nhận được báo cáo của quận Tây Hồ về hiện tượng cá chết, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo làm rõ nguyên nhân và nhanh chóng khắc phục.
Để xử lý tình trạng trên UBND Hà Nội cũng đã huy động các đơn vị cùng vào cuộc và triển khai các giải pháp nhằm cứu môi trường.
Đầu tiên là huy động lực lượng thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an, Sở cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn cùng nhiều đơn vị chức năng tập trung lực lượng, phương tiện để rà, vớt cá chết để đưa đi xử lý.
Thứ hai, giao Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội thu gom, vận chuyển toàn bộ số cá chết đưa lên bãi rác Nam Sơn để chôn lấp, xử lý, bảo vệ môi trường.
Thứ ba, giao Sở Y tế đưa lực lượng xuống hiện trường phun thuốc phòng chống dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường xung quanh hồ.
Thứ tư, giao Công an chỉ đạo Phòng cảnh sát môi trường và cơ quan giám định tiến hành lấy mẫu nước trên diện rộng từ trong bờ ra giữa hồ, từ tầng nước mặt đến tầng nước sâu nhằm xác định nguyên nhân.
Thứ năm, thực hiện lấy mẫu cá sống/chết đưa đi giám định nhằm xác định nguyên nhân cá chết và cá có bị nhiễm các chất độc hại hay không.
Thứ sáu, giao Sở Xây dựng bố trí 10 máy lọc nước tạo oxy đưa vào hoạt động trên mặt hồ, tiến hành mua, bổ sung thêm máy đảm bảo tạo oxy để cứu số cá còn sống ở các tầng nước sâu.
Thứ bảy, đồng thời với việc vớt cá, xử lý bằng các biện pháp trên, thành phố cũng sử dụng chế phẩm làm sạch hồ Redoxy-3C (loại chế phẩm mới được sử dụng làm sạch một số hồ trên địa bàn thành phố) nhằm nhanh chóng làm sạch nước hồ, khửi mù và tạo oxy tại các tầng nước sâu.
Máy sục khí ô xy đã được đưa xuống hồ |
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về môi trường, để xử lý nhanh chóng hiện tượng cá chết hàng hoạt tại Hồ Tây, yêu cầu số một là phải bịt tất cả cống nước thải ra hồ. Dùng một số các chế phẩm hấp thụ các chất độc lại. Các loại hóa chất hấp thu chất độc dùng cho thú y thủy sản rất nhiều. Cũng có ý kiến cho rằng, cần nhanh chóng bơm oxi xuống hồ (tức là bơm quạt khí trời thật mạnh nước) thì sẽ từ Ammoniac chuyển sang Nitrit, từ Nitrit lại chuyển sang Nitrat thì không còn độc nữa. Tuy nhiên, cách này là duy ý chí bởi Hồ Tây quá rộng lớn.
Theo các nhà chức trách, gầm một tuần nữa khi có có kết quả xét nghiệm mẫu nước thì mới có được kết quả chính thức nguyên nhân gây nên hiện tường cá chết này. Lúc đó, Chi cục môi trường Hà Nội sẽ có công bố công khai, rộng rãi đến các phương tiện thông tin đại chúng và người dân.
Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn
TIN TỨC CHUNG
Leave a reply
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Tin tức