Cần huy động nhiều nguồn lực cho bảo vệ môi trường
Với 3 thách thức lớn đặt ra đối với môi trường hiện nay, Việt Nam cần có những định hướng kế hoạch cần tập trung thực hiện cho giai đoạn tiếp theo để tiếp tục mục tiêu đảm bảo phát triển kinh tế xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
* 5 định hướng chiến lược
Định hướng cho môi trường tương lai đã được thống nhất tại Hội nghị môi trường toàn quốc diễn ra đầu năm 2015. Theo đó, từ nay đến 2020, chúng ta theo đuổi 5 mục tiêu quan trọng.
Đầu tiên phải quản lý và kiểm soát hiệu quả các nguồn thải trọng điểm. Đồng thời giải quyết những vấn đề môi trường nổi cộm, từng bước giảm nhẹ và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu vực trọng điểm. Về lâu dài, phải giám sát các vấn đề về ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, ứng phó hiệu quả với diễn biến biến đổi khí hậu.
Về quản lý có 2 mục tiêu quan trọng là kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về BVMT và xác định công tác quản lý, bảo vệ môi trường quốc gia phải bám sát với xu hướng chung của thế giới, định hướng phát triển bền vững, chuyển đổi mô hình tăng trưởng hướng tới nền kinh tế xanh để đáp ứng yêu cầu hội nhập trong giai đoạn mới.
Đồng quan điểm này, Thủ tướng đã ra Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt, thực hiện nghiêm Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và pháp luật về bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp và nhân dân; thu hút đầu tư phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường; không cho phép đầu tư vào các loại hình sản xuất, sử dụng công nghệ lạc hậu có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.
* Nhiều kiến nghị cần được giải quyết
Trong quá trình điều tra, khảo sát, tổng hợp thông tin, trong Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2011-2015, Bộ TN&MT đã đưa ra 4 kiến nghị đối với Quốc hội, 6 kiến nghị với Chính phủ và 6 kiến nghị đối với các Bộ, ngành, địa phương.
Trong đó, theo Bộ TN&MT, về lâu dài, Quốc hội cần nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường theo hướng ban hành luật môi trường hoặc bộ luật môi trường. Đồng thời, xem xét phương án nâng tầm cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương, tương xứng với yêu cầu của thực tiễn.
Để nâng cao năng lực quản lý môi trường, đặc biệt cấp huyện, xã , Chính phủ cần tăng cường năng lực điều phối, thống nhất quản lý nhà nước về môi trường trên phạm vi cả nước của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Đồng thời chỉ đạo xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường và hệ thống trang thiết bị cảnh báo sự cố môi trường; Chỉ đạo việc hình thành bộ phận quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học trong cơ cấu của Chi cục Bảo vệ môi trường ở địa phương để triển khai thực hiện Luật Đa dạng sinh học. Bộ TN&MT đề nghị cần có cơ chế để cấp xã, phường bố trí cán bộ phụ trách công tác môi trường trên địa bàn.
Để đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường, Bộ TN&MT có kiến nghị tới cả Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương.
Đối với Quốc hội, Bộ TN&MT cho rằng cần quan tâm hơn nữa đến việc tăng tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp môi trường bảo đảm yêu cầu trong giai đoạn mới.
Về phía Chính phủ cần cân đối, bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn vốn khác như vốn vay, trái phiếu chính phủ,... để thực hiện các nội dung của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn thu thuế bảo vệ môi trường tại các địa phương để đầu tư trở lại cho công tác bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, các Bộ, ngành, địa phương phải bảo đảm bố trí không dưới 1% ngân sách của địa phương chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường; tăng cường theo dõi, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn chi ngân sách cho bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo chi đúng nội dung và đủ kinh phí theo quy định nhằm nâng cao hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước; tăng cường huy động nguồn lực từ các nguồn khác…
Nguồn: monre.gov.vn
* 5 định hướng chiến lược
Định hướng cho môi trường tương lai đã được thống nhất tại Hội nghị môi trường toàn quốc diễn ra đầu năm 2015. Theo đó, từ nay đến 2020, chúng ta theo đuổi 5 mục tiêu quan trọng.
Đầu tiên phải quản lý và kiểm soát hiệu quả các nguồn thải trọng điểm. Đồng thời giải quyết những vấn đề môi trường nổi cộm, từng bước giảm nhẹ và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu vực trọng điểm. Về lâu dài, phải giám sát các vấn đề về ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, ứng phó hiệu quả với diễn biến biến đổi khí hậu.
Về quản lý có 2 mục tiêu quan trọng là kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về BVMT và xác định công tác quản lý, bảo vệ môi trường quốc gia phải bám sát với xu hướng chung của thế giới, định hướng phát triển bền vững, chuyển đổi mô hình tăng trưởng hướng tới nền kinh tế xanh để đáp ứng yêu cầu hội nhập trong giai đoạn mới.
Đồng quan điểm này, Thủ tướng đã ra Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt, thực hiện nghiêm Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và pháp luật về bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp và nhân dân; thu hút đầu tư phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường; không cho phép đầu tư vào các loại hình sản xuất, sử dụng công nghệ lạc hậu có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.
* Nhiều kiến nghị cần được giải quyết
Trong quá trình điều tra, khảo sát, tổng hợp thông tin, trong Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2011-2015, Bộ TN&MT đã đưa ra 4 kiến nghị đối với Quốc hội, 6 kiến nghị với Chính phủ và 6 kiến nghị đối với các Bộ, ngành, địa phương.
Trong đó, theo Bộ TN&MT, về lâu dài, Quốc hội cần nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường theo hướng ban hành luật môi trường hoặc bộ luật môi trường. Đồng thời, xem xét phương án nâng tầm cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương, tương xứng với yêu cầu của thực tiễn.
Để nâng cao năng lực quản lý môi trường, đặc biệt cấp huyện, xã , Chính phủ cần tăng cường năng lực điều phối, thống nhất quản lý nhà nước về môi trường trên phạm vi cả nước của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Đồng thời chỉ đạo xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường và hệ thống trang thiết bị cảnh báo sự cố môi trường; Chỉ đạo việc hình thành bộ phận quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học trong cơ cấu của Chi cục Bảo vệ môi trường ở địa phương để triển khai thực hiện Luật Đa dạng sinh học. Bộ TN&MT đề nghị cần có cơ chế để cấp xã, phường bố trí cán bộ phụ trách công tác môi trường trên địa bàn.
Để đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường, Bộ TN&MT có kiến nghị tới cả Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương.
Đối với Quốc hội, Bộ TN&MT cho rằng cần quan tâm hơn nữa đến việc tăng tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp môi trường bảo đảm yêu cầu trong giai đoạn mới.
Về phía Chính phủ cần cân đối, bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn vốn khác như vốn vay, trái phiếu chính phủ,... để thực hiện các nội dung của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn thu thuế bảo vệ môi trường tại các địa phương để đầu tư trở lại cho công tác bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, các Bộ, ngành, địa phương phải bảo đảm bố trí không dưới 1% ngân sách của địa phương chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường; tăng cường theo dõi, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn chi ngân sách cho bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo chi đúng nội dung và đủ kinh phí theo quy định nhằm nâng cao hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước; tăng cường huy động nguồn lực từ các nguồn khác…
Nguồn: monre.gov.vn
TIN TỨC CHUNG
Leave a reply
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Tin tức