Môi trường

Rong biển có thế làm giảm 70% lượng khí nhà kính

2601

Khí thải từ chăn nuôi chiếm hơn 44% tổng lượng khí methane thải ra từ hoạt động của con người. Đây là loại khí thải nguy hiểm gấp 36 lần khí CO2 đối với sự ấm dần lên của Trái Đất. Tính trung bình có thể giảm một lượng khí khổng lồ: khoảng 3.1 tỷ tấn - từ quá trình tiêu hóa thức ăn của vật nuôi.

3.1 tỷ tấn methane tương đương lượng khí CO2 thải ra mỗi năm của toàn bộ liên minh châu Âu EU. Trong trường hợp có thể cắt giảm 70% lượng khí này thì tương đương 2.17 tỷ tấn khí methane. Và lượng khí methane được cắt giảm tương đương toàn bộ lượng khí thải CO2 của Ấn Độ trong 1 năm.
 
Khí Methane gây hại gấp 86 lần khí CO2.
Bởi vì tính nguy hại của khí methane đối với quá trình ấm lên toàn cầu so với khí CO2 nên nghiên cứu này đã mang tới tính đột phá trong việc kiểm soát quá trình ấm lên toàn cầu. Để làm rõ hơn về tính nguy hiểm của các loại khí thải đến khí quyển Trái Đất, các nhà khoa học đã đưa ra chỉ số GWP (Global Warming Potential) cho mỗi loại khí thải khác nhau dựa vào khả năng hấp thụ năng lượng và thời gian tồn tại trong bầu khí quyển của khí đó. Theo như thang đo GWP thì CO2 đạt 1 điểm còn khí Methane là 28 – 36 điểm.

Trên thực tế, một báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu cho thấy trong 20 năm trở lại đây, khí methane đạt chỉ số GWP là 86. Có nghĩa là trong thời gian ngắn khí Methane có khả năng gây ấm lên toàn cầu gấp 86 lần so với CO2.


Thủ phạm thải khí methane
Thông thường nhiều người nghĩ rằng vật nuôi thải ra khí methane thông qua việc "nổ bom" là chủ yếu nhưng trên thực tế thì nó không phải là vấn đề lớn, hơn 90% khí thải nằm quá trình ợ hơi của gia súc, 10% còn lại đến từ việc "nổ bom".

Do đó giải pháp giảm thiểu khí methane nằm ở chỗ hạn chế việc ợ hơi hoặc giảm lượng khí methane sinh ra trong quá trình ợ hơi. Các nhà khoa học đã nghiên cứu tiềm năng của rong biển trong vòng 2 năm và tìm ra được loại rong biển có tên Asparagopsis taxiformis có khả năng giảm đến 99% lượng khí methane trong các thí nghiệm vào năm 2015.

Rong biển
Đó là một giải pháp tuyệt vời, nhưng có thể áp dụng vào thực tế được hay không? Nhóm nghiên cứu từ trường đại học James Cook, Queensland đã thực nghiệm trên gia súc và chỉ ra rằng có thể giảm được một lượng lớn khí thải methane chỉ với một lượng rất nhỏ rong biển trong khẩu phần ăn.

Nuôi trồng rong biển
"Khi áp dụng khẩu phần ăn được bổ sung 2% rong biển cho bầy cừu thì lượng Methane thải ra trong vòng 72 ngày đã giảm 50 – 70% điều đó cho thấy tính khả thi của nghiên cứu" – ABC News dẫn lời Rocky De Nys, một thành viên của nhóm nghiên cứu.

Nhà Nông học Michael Battagia đã giải thích tính hiệu quả của rong biển bởi vì tổ hợp bromoform (CHBr3) đã phản ứng với vitamin B12 để ngăn chặn quá trình hình thành khí Methane. "Bromoform đã phá hủy các enzyme được sử dụng bởi các vi khuẩn đường ruột sản sinh khí methane, sản phẩm của quá trình tiêu hóa" – Battagia cho biết.

Nuôi trồng rong biển
 
Để có thể sản xuất đủ lượng rong biển cho toàn bộ gia súc ở Australia thì cần khoảng 6.000ha diện tích nhưng nếu để so sánh với lợi ích của việc giảm lượng khí thải nhà kính thì không thấm vào đâu.

Theo nhóm nghiên cứu thì chương trình sẽ được thực hiện trên diện rộng tại các nông trại của Queensland cho đến giữa năm sau.

Nguồn: moitruong.com.vn

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông tin

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ.

Địa chỉ: 660 Trưng Nữ Vương - Quận Hải Châu – Đà Nẵng

Điện thoại: 0236 3 618630 - Fax: 02363 618139

Email: webmaster@kttvttb.vn