Phổ biến kiến thức KTTV

Đặc điểm thiên tai tại Đà Nẵng

5899

ẶC ĐIỂM THIÊN TAI TẠI ĐÀ NẴNG

1. Bão và áp thấp nhiệt đới

Khu vực Trung Trung Bộ nói chung và Đà Nẵng nói riêng là nơi hứng chịu sự tàn phá ác liệt của nhiều cơn bão có cường độ rất lớn, như cơn bão số 8, ngày 15 tháng 10 năm 1985 đổ bộ vào Huế với sức gió trên cấp 12. Gần đây nhất là siêu bão số 6 (XANGSANE) xuất hiện đầu tháng 10/2006 đổ bộ vào tp. Đà Nẵng với sức gió mạnh nhất trên cấp 13, giật cấp 14 đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Đà Nẵng và các địa phương trong khu vực và cơn bão số 9 - Ketsana đổ bộ vào Quảng Ngãi tháng 9 năm 2009, tại Lý Sơn đã đo được gió giật cấp 14.

 

Đường đi bão số 6 năm 2006 (tên quốc tế – Xangsane)
Trung bình hàng năm có 9-10 cơn bão (trong số này chỉ có 3-4 cơn bão mạnh chiếm tỷ lệ khoảng 40%) và 3-4 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó có 5-6 cơn bão và 1-2 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết Việt Nam. Trong nhiều năm qua, năm có số lượng bão hoạt động nhiều nhất là 14 cơn (năm 2013) và năm có số lượng bão hoạt động ít nhất là 4 cơn (năm 2002).
Những năm gần đây xuất hiện nhiều cơn bão có đường đi khá phức tạp và diễn biến không theo quy luật TBNN, thay đổi đường đi đột ngột rất khó lý giải theo cơ chế nhiệt động lực học, đơn cử như cơn bão Ketsana năm 2009, cơn Nari 2013.
Description: Description: Description: Description: Description: Description: bao so 9
Đường đi Bão số 9 (tên quốc tế – Ketsana) - tháng 9 năm 2009
Description: Description: Description: Description: Description: Description: wp1709
Thay đổi đột ngột đường đi bão số 9 (Ketsana)- tháng 9 năm 2009
 

Đường đi bão số 11- tháng 10/2013 (tên quốc tế- Nari)
Khu vực từ Quảng Trị trở vào phía nam, trung bình hàng năm có 2 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp. Nếu xác định mức độ gió tại vùng biển Đà Nẵng khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới mạnh từ cấp 6 trở lên, thì trung bình hàng năm, thành phố chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới.

Mùa bão:

Mùa bão tại Đà Nẵng từ tháng 8 đến tháng 11, trong đó tháng 10 và tháng 11 bão ảnh hưởng đến Đà Nẵng là nhiều nhất.
Những tháng khác trong năm đều có thể xuất hiện bão, nhưng số lượng ít hơn số lượng xuất hiện trong mùa bão rất nhiều. Tuy nhiên, bão trái mùa hoặc những cơn bão hoạt động không theo quy luật phổ biến khí hậu thường gây ra những thiệt hại vô cùng lớn về người và của cho địa phương, điển hình như cơn bão số 2 vào tháng 5 năm 1989 với sức gió cấp 10, giật cấp 12 đổ bộ trực tiếp vào Quảng Nam, Đà Nẵng.

Mưa lớn trong bão:

Mưa do bão hoặc những quá trình mưa có liên quan đến bão chiếm khoảng 50% tổng lượng mưa năm của nhiều địa phương ven biển Trung Bộ. Bão gây ra mưa lớn khi chúng đổ bộ vào đất liền, số liệu thống kê có khoảng 45% số cơn bão và áp thấp nhiệt đới với tổng lượng mưa từ 200-300mm/cơn; khoảng 20% số cơn bão và áp thấp nhiệt đới có tổng lượng mưa lớn hơn 300mm; khoảng 15% số cơn bão và áp thấp nhiệt đới có tổng lượng mưa dưới 150mm. Như vậy, tại Trung Bộ lượng mưa do ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới đơn thuần từ 150-300mm.
Trong đất liền phân bố lượng mưa trong một cơn bão thường đạt giá trị và cường độ lớn hơn ngoài biển, điều đó cũng thể giải thích khi vào đất liền do tác động của địa hình làm tăng tính bất ổn định của không khí trong bão. Như vậy, lượng mưa đã thay đổi ở các khu vực có địa hình khác nhau.
Mưa lớn trong bão tập trung trong bán kính 100-200 km, nhưng phạm vi mưa lớn không hoàn toàn đồng đều quanh tâm bão.
Thời gian mưa lớn trong bão trung bình từ 2 đến 3 ngày, tuy nhiên khi bão kết hợp với không khí lạnh thì diện mưa lớn sẽ mở rộng và thời gian mưa lớn cũng kéo dài từ 4 đến 5 ngày. Ở khu vực ven biển Trung Bộ nói chung và Đà Nẵng nói riêng, hình thế gây mưa đặc biệt lớn điển hình đó là sự phối kết hợp của bão và không khí lạnh, hậu quả của nó là những trận mưa rất lớn, thời gian mưa lớn tập trung trong vài ngày thường gây ra lũ lớn, có khi còn có lũ quét ở vùng núi.
Mưa lớn trong bão còn phụ thuộc vào cường độ bão và tốc độ di chuyển của chúng. Nhìn chung khi bão di chuyển chậm và đang ở giai đoạn đang phát triển thì mưa trong bão có cường độ lớn và thời gian mưa kéo dài, nên tổng lượng mưa lớn. Ngược lại, nếu bão di chuyển nhanh hoặc ở trong giai đoạn đang suy yếu thì tổng lượng mưa bão không lớn lắm.

2. Gió mùa Đông Bắc

Gió mùa đông bắc xâm nhập xuống phía nam vào thời kỳ từ cuối tháng 12 đến tháng 3, thường gây ra rét-lạnh và trời âm u, ảnh hưởng đến sản xuất và sức khoẻ của cộng đồng.
Tuy nhiên, khoảng 2 thập kỷ gần đây số đợt cũng như số ngày gió mùa đông bắc ảnh hưởng đến Đà Nẵng ít hơn ở các thập kỷ trước.
Số đợt và tần suất gió mùa đông bắc ảnh hưởng đến Đà Nẵng
(theo số liệu 1976-2015)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Tổng số 66 53 65 50 14 0 0 0 5 50 65 55 423
Trung bình 1.7 1.4 1.7 1.3 0.4 0.0 0.0 0.0 0.1 1.3 1.7 1.4 11.1
Tần suất (%) 16 13 15 12 3 0 0 0 1 12 15 13 100
 
 
Tần suất xuất hiện và tốc độ gió mạnh nhất trong gió mùa đông bắc tại Đà Nẵng (1976-2015)
Hướng gió W WNW NW NNW N NNE NE ENE E
Tần suất (%) 2.0 2.1 14.8 11.1 37.1 10.6 9.7 2.8 9.8
Vxtb (m/s) 14.2 10 9.4 10.8 11 12.4 10 10.6 8.6
Vx (m/s) 17.0 12.0 14.0 16.0 20.0 17.0 14.0 14.0 10.0
 
Ghi chú: Vxtb: Tốc độ gió lớn nhất trung bình.
 Vx: Tốc độ gió lớn nhất trong đợt

3. Lũ lụt

Trong mùa lũ (10-12), TP Đà Nẵng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ lũ sông Vu Gia- Thu Bồn, sông Tuý Loan, Cu Đê. Đặc biệt vào tháng 10, 11 lũ từ thượng nguồn sông Vu Gia, Tuý Loan đổ về thường gây ngập lụt trên diện rộng vùng ven sông thuộc địa phận huyện Hoà Vang, quận Hải Châu. Vùng thượng lưu sông Tuý Loan, Cu Đê còn có nguy cơ xảy ra lũ quét có sức tàn phá mãnh liệt. Tuy nhiên, mưa- lũ không xảy ra liên tục, mà chỉ xuất hiện khoảng 4-5 đợt mỗi năm.
Để đánh giá chính xác chế độ lũ và mức độ ảnh hưởng của nó đối với TP Đà Nẵng cần có số liệu đo đạc đầy đủ về lũ. Tuy nhiên trên lưu vực sông Tuý Loan, Cu Đê hiện nay chưa có trạm đo nên việc đánh giá tình hình lũ trên 2 lưu vực sông này chỉ mang tính bao quát.
Đỉnh lũ năm là giá trị mực nước, lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất trong năm. Theo số liệu thống kê từ 1976-2015, đặc trưng mực nước đỉnh lũ năm tại các trạm như Bảng 2.24.
Đặc trưng đỉnh lũ cao nhất năm (1976-2015)
TT Trạm HmaxTBNN
(m)
Hmaxmax Hmaxmin
 
(m) Năm xh (m) Năm xh
1 Ái Nghĩa 8.93 10.77 2009 6.72 2014
2 Cẩm Lệ 1.75 4.28 1999 0.86 2002
3 Sơn Trà 0.93 1.58 2007 0.59 2004
 
Biên độ, cường suất lũ trên mỗi con sông thường có xu thế giảm dần từ thượng lưu về hạ lưu.
Thời gian duy trì lũ ở mức cao (trên BĐ3) trung bình trong 1 trận lũ là 31 giờ (tại Ái Nghĩa) và 43 giờ (tại Cẩm Lệ), nhưng trong những trận lũ lớn thì thời gian duy trì lũ trên BĐ3 cũng khá dài, như trận lũ lớn nhất năm 1999 mực nước đạt từ mức BĐ3 trở lên kéo dài tới hơn 4 ngày (106 giờ). Những trận lũ như thế này gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản và mức độ ảnh hưởng của nó còn kéo dài sau khi lũ kết thúc.
Thời gian duy trì mực nước lũ ở mức cao- Đơn vị: giờ
TT Trạm Số trận lũ tổng hợp ³ BĐII ³ BĐIII
TB Max Năm xh TB Max Năm xh
1 Ái Nghĩa 49 43 131 1999 31 106 1999
2 Cẩm Lệ 15 57 113 1999 43 78 1999
 
Ghi chú: BĐ2 tại Ái Nghĩa: 8.00m; tại Cẩm Lệ: 1.80m
                BĐ3 tại Ái Nghĩa: 9.00m; Cẩm Lệ: 2.50m
Hàng năm, trên các sông của thành phố trung bình xuất hiện 3 đợt lũ; trong đó khu vực tây nam thành phố- tức là khu vực tiếp giáp với Quảng Nam có sông Yên đổ vào, theo số liệu tại trạm Ái Nghĩa có 2 trận lũ đạt từ BĐ2 trở lên; trong đó có 1 trận đạt từ BĐ3 trở lên. Những trận lũ lớn chủ yếu tập trung vào tháng 10, 11.

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông tin

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ.

Địa chỉ: 660 Trưng Nữ Vương - Quận Hải Châu – Đà Nẵng

Điện thoại: 0236 3 618630 - Fax: 02363 618139

Email: webmaster@kttvttb.vn