Con đường thoát hạn
Mặc dù có hơn 60% diện tích là sa mạc và chỉ khoảng 2% là diện tích mặt nước nhưng Israel đã trở thành một quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến bậc nhất thế giới. Không chỉ vượt qua cuộc khủng hoảng nước của mình, Israel còn tích cực hỗ trợ các quốc gia khác trong việc xử lý và bảo tồn nguồn nước.
“Con đường thoát hạn” của Israel như thế nào?.Câu trả lời được tìm thấy trong cuốn sách "Israel, con đường thoát hạn" của Seth Mitchell Siegel - một doanh nhân, một luật sư, một nhà hoạt động xã hội và nhà văn người Israel.
Bằng những nghiên cứu chi tiết và với hàng trăm cuộc phỏng vấn, Siegel đã mô tả cách mà Israel đã nỗ lực vượt qua các cuộc khủng hoảng nước. Theo đó, kể từ khi lập quốc vào năm 1948 đến nay, trong bối cảnh nguồn nước vô cùng hạn hẹp, Israel đã duy trì một đà tăng dân số gấp mười lần. Để có đủ thực phẩm cho toàn quốc, ưu tiên hàng đầu của Israel là cung cấp nước ngọt cho các trang trại để phục vụ cho nhu cầu canh tác. Ngay từ thời điểm đó, Simcha Blass, người được ví là “người đàn ông nước” của Israel đã phát triển một hệ thống nước quốc gia và sáng kiến mang tính bước ngoặt cho nông nghiệp Israel và thế giới - đó là tưới nhỏ giọt. Giải pháp này cho phép Israel có thể chủ động được nguồn nước.
Cuộc cách mạng về nước thực sự bắt đầu khi quốc gia này đưa ra ý tưởng táo bạo về việc xây dựng “Đường dẫn nước Quốc gia” được triển khai bằng mô hình “xã hội hóa” nhằm thu hút sự đóng góp của toàn xã hội. Song song đó, nhiều kỹ thuật được áp dụng hiệu quả như tưới nhỏ giọt, tưới dưỡng chất, khử nước mặn, và tái sử dụng nước thải.Với tầm nhìn dài hạn trong quản trị nước đó, nguồn nước của Israel trở nên dồi dào hơn.
Tuy nhiên, khi nguồn nước trở nên dồi dào thì Israel cũng đối diện với nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Các yếu tố địa chính trị cũng dẫn đến các xung đột với các quốc gia láng giềng và “ngoại giao nước” được coi như một giải pháp hòa giải với các quốc gia láng giềng trong khu vực.
Mặc dù vậy, với một tư duy nhất quán “không có câu trả lời nào giống nhau cho mọi nỗi quan ngại về nước”, những sáng kiến ở mỗi thời kỳ và hoàn cảnh khác nhau đã cộng hưởng tạo nên một nền quản trị nước mang tính chiều sâu và toàn diện cho Israel.
Hướng tới tháp năng lượng mặt trời cao nhất thế giới
Bước sang thế kỷ mới, biến đổi khí hậu trở thành mối đe dọa hiện hữu cho mọi quốc gia trên thế giới. Với kỳ vọng giảm đến năm 2020, năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường sẽ chiếm khoảng 10% trong tổng số lượng điện tiêu thụ của cả nước, Israel vừa công bố đang xây dựng tháp năng lượng mặt trời cao nhất thế giới mang tên Ashalim.
Tòa tháp được xây dựng tại sa mạc Negev, miền nam nước này, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017.
Sau khi hoàn thành, tháp Ashalim sẽ có chiều cao khoảng 240 m, cao hơn tháp mặt trời cao nhất thế giới hiện nay (tháp Ivanpah, cao 137 m, nằm trong sa mạc Mojave ở bang California, Mỹ).
Tòa tháp sử dụng 55.000 tấm pin năng lượng mặt trời với tổng diện tích phản chiếu lên tới 1 triệu m2. Mô phỏng hoa hướng dương, các kỹ sư sẽ thiết kế và lập trình đã khiến những tấm pin này tự động hướng về nơi có ánh sáng mặt trời.
Theo tính toán, sau khi hoàn thành, tòa tháp sẽ tạo ra lượng điện khoảng 121 MW, tương đương 2% nhu cầu điện năng của Israel, đủ cung cấp cho một thành phố 110.000 dân.
Nguồn: monre.gov.vn
TIN TỨC CHUNG
Leave a reply
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Tin tức