Home/news/bien-doi-khi-hau/nang-cao-tinh-kha-thi-trong-cac-ke-hoach-hanh-dong-ung-pho-bdkh-cap-tinh-59
BĐKH gây khô hạn ở Hà Tĩnh
Quá trình xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) cấp tỉnh đang cho thấy một số hạn chế cần được điều chỉnh kịp thời để tăng tính khả thi khi đi vào thực tiễn.
* Thiếu cụ thể và tính lồng ghép
Trước những tác động của BĐKH, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, chiến lược và chương trình nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động ứng phó BĐKH. Ở địa phương, hệ thống chính sách về ứng phó với BĐKH cũng được ban hành, phê duyệt tương đối đồng bộ, trong đó có hoạt động xây dựng, phê duyệt, cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH.
Tuy nhiên, theo TS. Trần Đại Nghĩa, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, việc triển khai và thực thi các hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế, thách thức. Cụ thể, do nguồn lực đầu tư cho cập nhật ở các tỉnh rất khác nhau nên chất lượng Kế hoạch cập nhật cũng không đồng đều.
Không giống như quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp tỉnh, Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cấp tỉnh không có sự tham gia của Sở Tư pháp, thay vào đó là vai trò của các Sở, ngành có liên quan, đặc biệt là Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính và Văn phòng UBND tỉnh. Các Sở, ngành của tỉnh sẽ tham gia ý kiến để Sở TN&MT tổng hợp, hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai. Vậy nhưng thực tế, sự tham gia của các Sở, ngành của tỉnh trong xây dựng các khung chính sách nói chung và các Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH nói riêng còn rất hạn chế và mang tính hình thức.
Kết quả là Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của các tỉnh đưa ra rất nhiều hoạt động ưu tiên nhưng thiếu nhất quán với các ưu tiên quốc gia và các mục tiêu, hoạt động ưu tiên của các kế hoạch, quy hoạch khác của tỉnh, thậm chí không có phân bổ nguồn lực để thực hiện đi kèm, vì vậy hiệu quả thực thi rất thấp.
Đơn cử như Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015 có đến 41 nhiệm vụ ưu tiên và cần tới 6.557 tỷ đồng; Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 cũng có 55 dự án và hoạt động ưu tiên nhưng không có hoạt động/dự án nào có ước tính kinh phí và nguồn kinh phí cụ thể.
Ngoài ra, việc xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH thường phải qua các đơn vị tư vấn nên nội dung các Kế hoạch này phần lớn vẫn nặng về lý thuyết, chưa sát với thực tế địa phương, nhất là các điều kiện sinh thái đặc thù mặc dù quá trình xây dựng, hoàn thiện có sự tham gia đóng góp ý kiến của các bên liên quan.
Bên cạnh đó, TS. Trần Đại Nghĩa cũng nêu thực tế là hầu hết các tỉnh đều gặp khó khăn, lúng túng vì thiếu hướng dẫn cụ thể về việc lồng ghép BĐKH nên không biết lồng ghép theo các bước nào, lồng ghép với bên nào, cơ chế giám sát kiểm tra ra sao, việc sắp xếp ưu tiên các hoạt động khi lồng ghép sẽ như thế nào?…
Tăng tính khả thi
Nhìn nhận quá trình thực thi các chiến lược chính sách ở Việt Nam nói chung và các khung chính sách ở các tỉnh nói riêng, TS. Trần Đại Nghĩa cho rằng các chính sách luôn có độ trễ về thời gian cũng như sự chồng chéo và thiếu sự kết hợp giữa các bên liên quan.
Do đó, để đảm bảo cho các hoạt động lồng ghép BĐKH được thực hiện và có kết quả hiện hữu, các can thiệp lồng ghép cần rất cụ thể. TS. Trần Đại Nghĩa đề xuất khi cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH cấp tỉnh, cần tập trung vào các lựa chọn, giải pháp khả thi (điểm ưu tiên cao), các giải pháp ứng phó BĐKH sử dụng nguồn lực sẵn có của địa phương, các giải pháp mềm ít tốn kém thay vì kiên cố hóa, giải pháp công trình cứng.
Ngoài ra, cần thể chế hóa việc lồng ghép ứng phó BĐKH vào trong quá trình xây dựng hoặc triển khai các khung chính sách của tỉnh bằng một quyết định của UBND để tăng hiệu lực và tính thực thi của việc lồng ghép này.
Thêm điểm đáng lưu ý là sự thay đổi liên tục của các chính sách vĩ mô có tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình triển khai các khung chính sách của địa phương, đặc biệt là khi các giải pháp ứng phó BĐKH được lồng ghép phải sử dụng nguồn tài chính từ các chương trình ứng phó BĐKH của quốc gia hoặc từ các dự án quốc tế để thực hiện. Do vậy, để giảm thiểu tác động của các thay đổi cũng như tác động này, các tỉnh cần tập trung nguồn lực hỗ trợ để lồng ghép các giải pháp ứng phó BĐKH vào các đề án hoặc Kế hoạch hành động vì đề án và Kế hoạch hành động là do tỉnh trực tiếp phê duyệt và ban hành.
Nguồn: monre.gov.vn
* Thiếu cụ thể và tính lồng ghép
Trước những tác động của BĐKH, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, chiến lược và chương trình nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động ứng phó BĐKH. Ở địa phương, hệ thống chính sách về ứng phó với BĐKH cũng được ban hành, phê duyệt tương đối đồng bộ, trong đó có hoạt động xây dựng, phê duyệt, cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH.
Tuy nhiên, theo TS. Trần Đại Nghĩa, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, việc triển khai và thực thi các hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế, thách thức. Cụ thể, do nguồn lực đầu tư cho cập nhật ở các tỉnh rất khác nhau nên chất lượng Kế hoạch cập nhật cũng không đồng đều.
Không giống như quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp tỉnh, Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cấp tỉnh không có sự tham gia của Sở Tư pháp, thay vào đó là vai trò của các Sở, ngành có liên quan, đặc biệt là Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính và Văn phòng UBND tỉnh. Các Sở, ngành của tỉnh sẽ tham gia ý kiến để Sở TN&MT tổng hợp, hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai. Vậy nhưng thực tế, sự tham gia của các Sở, ngành của tỉnh trong xây dựng các khung chính sách nói chung và các Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH nói riêng còn rất hạn chế và mang tính hình thức.
Kết quả là Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của các tỉnh đưa ra rất nhiều hoạt động ưu tiên nhưng thiếu nhất quán với các ưu tiên quốc gia và các mục tiêu, hoạt động ưu tiên của các kế hoạch, quy hoạch khác của tỉnh, thậm chí không có phân bổ nguồn lực để thực hiện đi kèm, vì vậy hiệu quả thực thi rất thấp.
Đơn cử như Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015 có đến 41 nhiệm vụ ưu tiên và cần tới 6.557 tỷ đồng; Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 cũng có 55 dự án và hoạt động ưu tiên nhưng không có hoạt động/dự án nào có ước tính kinh phí và nguồn kinh phí cụ thể.
Ngoài ra, việc xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH thường phải qua các đơn vị tư vấn nên nội dung các Kế hoạch này phần lớn vẫn nặng về lý thuyết, chưa sát với thực tế địa phương, nhất là các điều kiện sinh thái đặc thù mặc dù quá trình xây dựng, hoàn thiện có sự tham gia đóng góp ý kiến của các bên liên quan.
Bên cạnh đó, TS. Trần Đại Nghĩa cũng nêu thực tế là hầu hết các tỉnh đều gặp khó khăn, lúng túng vì thiếu hướng dẫn cụ thể về việc lồng ghép BĐKH nên không biết lồng ghép theo các bước nào, lồng ghép với bên nào, cơ chế giám sát kiểm tra ra sao, việc sắp xếp ưu tiên các hoạt động khi lồng ghép sẽ như thế nào?…
Tăng tính khả thi
Nhìn nhận quá trình thực thi các chiến lược chính sách ở Việt Nam nói chung và các khung chính sách ở các tỉnh nói riêng, TS. Trần Đại Nghĩa cho rằng các chính sách luôn có độ trễ về thời gian cũng như sự chồng chéo và thiếu sự kết hợp giữa các bên liên quan.
Do đó, để đảm bảo cho các hoạt động lồng ghép BĐKH được thực hiện và có kết quả hiện hữu, các can thiệp lồng ghép cần rất cụ thể. TS. Trần Đại Nghĩa đề xuất khi cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH cấp tỉnh, cần tập trung vào các lựa chọn, giải pháp khả thi (điểm ưu tiên cao), các giải pháp ứng phó BĐKH sử dụng nguồn lực sẵn có của địa phương, các giải pháp mềm ít tốn kém thay vì kiên cố hóa, giải pháp công trình cứng.
Ngoài ra, cần thể chế hóa việc lồng ghép ứng phó BĐKH vào trong quá trình xây dựng hoặc triển khai các khung chính sách của tỉnh bằng một quyết định của UBND để tăng hiệu lực và tính thực thi của việc lồng ghép này.
Thêm điểm đáng lưu ý là sự thay đổi liên tục của các chính sách vĩ mô có tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình triển khai các khung chính sách của địa phương, đặc biệt là khi các giải pháp ứng phó BĐKH được lồng ghép phải sử dụng nguồn tài chính từ các chương trình ứng phó BĐKH của quốc gia hoặc từ các dự án quốc tế để thực hiện. Do vậy, để giảm thiểu tác động của các thay đổi cũng như tác động này, các tỉnh cần tập trung nguồn lực hỗ trợ để lồng ghép các giải pháp ứng phó BĐKH vào các đề án hoặc Kế hoạch hành động vì đề án và Kế hoạch hành động là do tỉnh trực tiếp phê duyệt và ban hành.
Nguồn: monre.gov.vn
TIN TỨC CHUNG
Leave a reply
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Tin tức