Kinh tế - Chính trị - Văn hóa - Xã hội

Đánh kẻ cướp có vi phạm pháp luật không?

1949

Khi gặp kẻ cướp uy hiếp mình, mình tấn công lại thì có vi phạm pháp luật? Vì bảo vệ người khác khi bị kẻ cướp uy hiếp, mình tấn công kẻ cướp thì có vi phạm pháp luật? Tất cả sẽ được luật sư giải đáp trong chương trình này.

 

Thời gian gần đây có xảy ra trường hợp một thanh niên tấn công 2 thanh niên khác đang có hành vi uy hiếp 1 nữ nhân viên hàng không. Sau đó, người có hành vi bênh vực nữ nhân viên hàng không trên lại bị đề nghị xem xét trách nhiệm khiến nhiều người hoang mang. Nhiều người lo lắng vì hành động bênh vực người yếu thế như trên tại sao lại bị xem xét trách nhiệm như 1 hành vi vi phạm pháp luật?

Trong chương trình “Ba phút cùng luật sư” kỳ này của báo Dân trí, luật sư Nguyễn Đức Chánh - CTV Thư Viện Pháp Luật, sẽ giải thích rõ hơn các mặt pháp lý của trường hợp này.
 

Thưa luật sư, một bạn đọc gửi thắc mắc về trường hợp của bạn này như sau: “Tôi cùng với bạn gái đang đi dạo ở công viên thì có một thanh niên đến đe dọa sẽ dùng dao rạch mặt bạn gái tôi nếu không đưa tiền cho hắn. Tôi và bạn gái tôi không đồng ý đưa tiền thì liền bị thanh niên này đánh. Tôi thấy vậy nhặt cây dưới đất xông vào đánh trả với thanh niên này. Do tôi có học võ nên gây một số thương tích cho tên thanh niên này nhưng không nặng lắm. Sau đó, công an phường yêu cầu các bên về phường giải quyết. Hiện công an phường đã lập biên bản về sự việc nhưng chưa ra quyết định nào cả. Vậy trường hợp của tôi có được xem là phòng vệ chính đáng hay không?”. Xin luật sư giải đáp cho bạn đọc được rõ!

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 BLHS 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.

Trường hợp của bạn thì xét nhiều yếu tố như đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, nếu bạn không đánh trả thì có thể bạn gái bạn bị xâm phạm về sức khỏe, tính mạng; tên thanh niên này đã ra tay trước và có hung khí … nên việc bạn đã chống trả một cách cần thiết để bảo vệ bạn gái mình thì đây được xác định là phòng vệ chính đáng.

Theo luật sư Chánh, hành vi tấn công kẻ cướp để cứu người là phòng vệ chính đáng, không phải hành vi phạm tội
Theo luật sư Chánh, hành vi tấn công kẻ cướp để cứu người là phòng vệ chính đáng, không phải hành vi phạm tội

Luật sư có thể giải thích rõ hơn để xác định là phòng vệ chính đáng thì phải có điều kiện nào?

Việc xác định một hành vi nào là phòng vệ chính đáng, hay vượt quá phòng vệ chính đáng, hay không phải là phòng vệ chính đáng trên thực tiễn không hề đơn giản. Đôi khi ranh giới này rất mong manh.

Một hành vi được xem là phòng vệ chính đáng thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội, hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

2. Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại, hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

3. Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.

4. Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

Tuy nhiên. luật sư Chánh khuyên sau khi ngăn chặn hành vi phạm tội của kẻ cướp, không nên có hành động tấn công quá mức mà đi quá phạm trù phòng vệ chính đáng
Tuy nhiên. luật sư Chánh khuyên sau khi ngăn chặn hành vi phạm tội của kẻ cướp, không nên có hành động tấn công quá mức mà đi quá phạm trù phòng vệ chính đáng

Vậy vượt quá phòng vệ chính là như thế nào, thưa luật sư?

Theo khoản 2 Điều 15 BLHS 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Chẳng hạn như trong trường hợp của bạn trên là nếu như tên thanh niên này không mang theo hung khí mà chỉ có lời nói hăm dọa và dùng tay đánh bạn gái bạn này. Nhưng bạn này lại rút dao đâm trọng thương tên thanh niên này, trong khi đây là công viên nơi có đông người qua lại thì đây có thể được xem là vượt quá phòng vệ chính đáng.

Vâng, xin cảm ơn Thư Viên Pháp Luật và luật sư Nguyễn Đức Chánh đã hỗ trợ thực hiện chương trình này!

Nguồn: dantri.com.vn

 

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông tin

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ.

Địa chỉ: 660 Trưng Nữ Vương - Quận Hải Châu – Đà Nẵng

Điện thoại: 0236 3 618630 - Fax: 02363 618139

Email: webmaster@kttvttb.vn