Khí thải từ các nhà máy công nghiệp (Nguồn: euractiv.com)
Giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế là cam kết đầy quyết tâm của Việt Nam tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP 21) diễn ra tại Paris từ ngày 29/11 – 13/12/2015. Tuy nhiên, con đường để hiện thực hóa những cam kết này còn lắm gian truân.
Được tổ chức lần đầu tiên tại Berlin, Đức vào năm 1995 nhưng phải 20 năm sau, Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu mới tìm được tiếng nói chung trong một thỏa thuận mang tên Thỏa thuận Paris. Và Thỏa thuận này trở thành điểm nhấn lịch sử trong cuộc cách mạng chống BĐKH toàn cầu khi được 195 quốc gia đồng thuận thông qua vào ngày 12/12/2015 tại Paris, Pháp. Thỏa thuận gồm 31 trang, 29 điều khoản, trong đó, nội dung quan trọng nhất được các bên thống nhất là giữ nhiệt độ của trái đất đến năm 2100 là không quá 2°C so với thời điểm tiền công nghiệp và cố gắng tiến tới ngưỡng thấp hơn 1,5°C.
Mặc dù thời hạn ký kết Thỏa thuận được xác định trong vòng một năm kể từ ngày 22/4/2016 đến 21/4/2017, song ngay trong ngày đầu tiên, đại diện 175 quốc gia đã cùng ký kết Thỏa thuận tại trụ sở Liên hiệp quốc, trong đó có 15 bên nộp văn bản phê chuẩn và 21 quốc gia khác thông báo dự kiến phê chuẩn trong năm nay (bao gồm cả một số quốc gia phát thải lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Mexico). Như vậy, tổng số nước dự kiến phê chuẩn Thỏa thuận Paris trong năm 2016 là 36 nước, chiếm khoảng 49,67% lượng phát thải toàn cầu. Con số này rất gần với điều kiện cần ít nhất 55 nước chiếm 55% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu để Thỏa thuận bắt đầu có hiệu lực.
Tính đến ngày 7/9/2016, đã có 180 Bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu ký kết Thỏa thuận, trong đó có 27 nước phê chuẩn/phê duyệt Thỏa thuận (chiếm 39,08% lượng phát thải toàn cầu). Đáng lưu ý, ngày 3/9/2016, hai nước phát thải lớn trên thế giới là Trung Quốc (chiếm hơn 20% lượng phát thải toàn cầu) và Hoa Kỳ (chiếm 17,9% lượng phát thải toàn cầu) đã chính thức phê chuẩn Thỏa thuận Paris. Động thái tích cực này chắc chắn sẽ tạo hiệu ứng tốt trong việc thúc đẩy các Bên tiến hành phê chuẩn/phê duyệt Thỏa thuận. Ngoài tín hiệu đáng mừng từ Hoa Kỳ và Trung Quốc, quốc gia chiếm 4,1% lượng phát thải toàn cầu là Ấn Độ nhiều khả năng cũng sớm phê chuẩn Thỏa thuận trong năm 2016. Với tiến độ khả quan này, Thỏa thuân Paris sẽ sớm có hiệu lực ngay trong năm 2016 hoặc chậm nhất là năm 2017.
Riêng với Việt Nam, một trong những quốc gia tổn thương nhiều nhất do biến đổi khí hậu, ngay trong ngày 22/4/2016, Việt Nam cũng đã ký kết Thỏa thuận Paris và hiện đang nỗ lực phê duyệt Thỏa thuận nhằm hoàn thành các mục tiêu đã nêu trong Báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC). Báo cáo được Việt Nam đệ trình Ban Thư ký Công ước Khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu từ tháng 9/2015, trong đó Việt Nam cam kết giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường bằng nguồn lực trong nước, cụ thể giảm 20% cường độ phát thải trên một đơn vị GDP so với năm 2010, đồng thời tăng độ che phủ rừng lên mức 45%. Ngoài ra, mức đóng góp 8% có thể tăng lên tới 25% khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế trong Thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới, trong đó giảm 30% cường độ phát thải trên một đơn vị GDP so với năm 2010. Đáng chú ý, bên cạnh hợp phần giảm phát thải, INDC của Việt Nam còn đề cập đến hợp phần thích ứng, tập trung vào các vấn đề thể chế, chính sách, tài chính, nguồn nhân lực và công nghệ cùng các biện pháp thích ứng ưu tiên cho giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam.
Ngoài cam kết trong INDC, Việt Nam còn tuyên bố đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh giai đoạn 2016-2020. Đáng chú ý, bên cạnh việc tham dự các chương trình nghị sự của COP 21, Việt Nam còn phối hợp tổ chức thành công chuỗi sự kiện bên lề về biến đổi khí hậu, trong đó có phiên đối thoại cấp cao “Việt Nam chung tay cùng các đối tác quốc tế ứng phó với thách thức của biến đổi khí hậu tại ĐBSCL”.
Ngay sau khi khép lại sự kiện COP 21, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp một số bộ, ngành xây dựng Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt Bộ cũng đang khẩn trương hoàn thành các thủ tục pháp lý nhằm trình Chính phủ phê duyệt Thỏa thuận. Tuy nhiên, bên cạnh một số thuận lợi, quá trình thực hiện Thỏa thuận theo cam kết INDC đang phải đối mặt với nhiều thách thức do thiếu hụt về nguồn lực tài chính, về yêu cầu cần hoàn thiện, đổi mới hệ thống chính sách; về nhiệm vụ thiết lập hệ thống công khai minh bạch cũng như phát triển khoa học – công nghệ.
Về tài chính, Việt Nam cần hơn 21 tỷ USD để thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021-2030, trong đó 3,2 tỷ USD cho mục tiêu giảm tự nguyện 8% và 17,9 tỷ USD cho mục tiêu giảm 25% khi có hỗ trợ quốc tế. Tuy nhiên, theo ước tính, ngân sách quốc gia chỉ có thể đóng góp được một phần ba nhu cầu tài chính để thực hiện các giải pháp thích ứng ưu tiên cho giai đoạn 2021-2030. Do đó, phần thiếu hụt còn lại buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế và đầu tư tư nhân. Điều đáng lưu ý là việc tiếp nhận và huy động nguồn vốn ODA của Việt Nam, bao gồm cả vốn đầu tư cho các chương trình, dự án về BĐKH rất có thể sẽ bị giảm sút từ năm 2017 khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình. Bởi vậy, tài chính vẫn là một trong những thách thức cơ bản yếu của công cuộc ứng phó BĐKH ở Việt Nam.
Về vấn đề cơ chế, chính sách, mặc dù hệ thống chính sách về BĐKH đã được ban hành tương đối đầy đủ, song Thỏa thuận đặt ra yêu cầu tiếp tục đổi mới theo hướng phù hợp với những quy định quốc tế, đặc biệt là quy định về cơ chế giám sát nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch trong thực hiện và hỗ trợ các hành động ứng phó biến đổi khí hậu. Vì vậy, cần đặc biệt chú trọng rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách mới liên quan.
Về hệ thống công khai, minh bạch, Thỏa thuận Paris thống nhất thiết lập Hệ thống giám sát, kiểm tra (còn gọi là Hệ thống công khai minh bạch) trong phạm vi mỗi quốc gia cũng như khu vực và toàn cầu nhằm tăng cường lòng tin giữa các bên tham gia Công ước, đồng thời đảm bảo đóng góp của mỗi bên là nỗ lực cao nhất, phù hợp với điều kiện và trách nhiệm phát thải khí nhà kính tương ứng. Hệ thống này không chỉ đòi hỏi giám sát, kiểm tra trong các hoạt động thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính mà còn yêu cầu minh bạch trong việc trao và nhận hỗ trợ về tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về hệ thống giám sát, đánh giá, thẩm định các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, tuy nhiên hiện chưa có một hệ thống kiểm tra, giám sát phù hợp để đánh giá hiệu quả và đảm bảo minh bạch các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong thực hiện INDC. Do vậy, đây cũng là vấn đề Việt Nam cần lưu tâm nghiên cứu xây dựng.
Về khoa học công nghệ, Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cải tiến, đổi mới công nghệ theo hướng tập trung phát triển năng lượng tái tạo thay vì sử dụng các nhiên liệu hóa thạch… Do đó, thời gian tới, Việt Nam cần thúc đẩy việc thực hiện các phương án giảm phát thải đòi hỏi công nghệ cao thông qua nguồn lực trong nước, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ chế hợp tác song phương, đa phương khác.
Nguồn: monre.gov.vn
Được tổ chức lần đầu tiên tại Berlin, Đức vào năm 1995 nhưng phải 20 năm sau, Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu mới tìm được tiếng nói chung trong một thỏa thuận mang tên Thỏa thuận Paris. Và Thỏa thuận này trở thành điểm nhấn lịch sử trong cuộc cách mạng chống BĐKH toàn cầu khi được 195 quốc gia đồng thuận thông qua vào ngày 12/12/2015 tại Paris, Pháp. Thỏa thuận gồm 31 trang, 29 điều khoản, trong đó, nội dung quan trọng nhất được các bên thống nhất là giữ nhiệt độ của trái đất đến năm 2100 là không quá 2°C so với thời điểm tiền công nghiệp và cố gắng tiến tới ngưỡng thấp hơn 1,5°C.
Mặc dù thời hạn ký kết Thỏa thuận được xác định trong vòng một năm kể từ ngày 22/4/2016 đến 21/4/2017, song ngay trong ngày đầu tiên, đại diện 175 quốc gia đã cùng ký kết Thỏa thuận tại trụ sở Liên hiệp quốc, trong đó có 15 bên nộp văn bản phê chuẩn và 21 quốc gia khác thông báo dự kiến phê chuẩn trong năm nay (bao gồm cả một số quốc gia phát thải lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Mexico). Như vậy, tổng số nước dự kiến phê chuẩn Thỏa thuận Paris trong năm 2016 là 36 nước, chiếm khoảng 49,67% lượng phát thải toàn cầu. Con số này rất gần với điều kiện cần ít nhất 55 nước chiếm 55% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu để Thỏa thuận bắt đầu có hiệu lực.
Tính đến ngày 7/9/2016, đã có 180 Bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu ký kết Thỏa thuận, trong đó có 27 nước phê chuẩn/phê duyệt Thỏa thuận (chiếm 39,08% lượng phát thải toàn cầu). Đáng lưu ý, ngày 3/9/2016, hai nước phát thải lớn trên thế giới là Trung Quốc (chiếm hơn 20% lượng phát thải toàn cầu) và Hoa Kỳ (chiếm 17,9% lượng phát thải toàn cầu) đã chính thức phê chuẩn Thỏa thuận Paris. Động thái tích cực này chắc chắn sẽ tạo hiệu ứng tốt trong việc thúc đẩy các Bên tiến hành phê chuẩn/phê duyệt Thỏa thuận. Ngoài tín hiệu đáng mừng từ Hoa Kỳ và Trung Quốc, quốc gia chiếm 4,1% lượng phát thải toàn cầu là Ấn Độ nhiều khả năng cũng sớm phê chuẩn Thỏa thuận trong năm 2016. Với tiến độ khả quan này, Thỏa thuân Paris sẽ sớm có hiệu lực ngay trong năm 2016 hoặc chậm nhất là năm 2017.
Riêng với Việt Nam, một trong những quốc gia tổn thương nhiều nhất do biến đổi khí hậu, ngay trong ngày 22/4/2016, Việt Nam cũng đã ký kết Thỏa thuận Paris và hiện đang nỗ lực phê duyệt Thỏa thuận nhằm hoàn thành các mục tiêu đã nêu trong Báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC). Báo cáo được Việt Nam đệ trình Ban Thư ký Công ước Khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu từ tháng 9/2015, trong đó Việt Nam cam kết giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường bằng nguồn lực trong nước, cụ thể giảm 20% cường độ phát thải trên một đơn vị GDP so với năm 2010, đồng thời tăng độ che phủ rừng lên mức 45%. Ngoài ra, mức đóng góp 8% có thể tăng lên tới 25% khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế trong Thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới, trong đó giảm 30% cường độ phát thải trên một đơn vị GDP so với năm 2010. Đáng chú ý, bên cạnh hợp phần giảm phát thải, INDC của Việt Nam còn đề cập đến hợp phần thích ứng, tập trung vào các vấn đề thể chế, chính sách, tài chính, nguồn nhân lực và công nghệ cùng các biện pháp thích ứng ưu tiên cho giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam.
Ngoài cam kết trong INDC, Việt Nam còn tuyên bố đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh giai đoạn 2016-2020. Đáng chú ý, bên cạnh việc tham dự các chương trình nghị sự của COP 21, Việt Nam còn phối hợp tổ chức thành công chuỗi sự kiện bên lề về biến đổi khí hậu, trong đó có phiên đối thoại cấp cao “Việt Nam chung tay cùng các đối tác quốc tế ứng phó với thách thức của biến đổi khí hậu tại ĐBSCL”.
Ngay sau khi khép lại sự kiện COP 21, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp một số bộ, ngành xây dựng Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt Bộ cũng đang khẩn trương hoàn thành các thủ tục pháp lý nhằm trình Chính phủ phê duyệt Thỏa thuận. Tuy nhiên, bên cạnh một số thuận lợi, quá trình thực hiện Thỏa thuận theo cam kết INDC đang phải đối mặt với nhiều thách thức do thiếu hụt về nguồn lực tài chính, về yêu cầu cần hoàn thiện, đổi mới hệ thống chính sách; về nhiệm vụ thiết lập hệ thống công khai minh bạch cũng như phát triển khoa học – công nghệ.
Về tài chính, Việt Nam cần hơn 21 tỷ USD để thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021-2030, trong đó 3,2 tỷ USD cho mục tiêu giảm tự nguyện 8% và 17,9 tỷ USD cho mục tiêu giảm 25% khi có hỗ trợ quốc tế. Tuy nhiên, theo ước tính, ngân sách quốc gia chỉ có thể đóng góp được một phần ba nhu cầu tài chính để thực hiện các giải pháp thích ứng ưu tiên cho giai đoạn 2021-2030. Do đó, phần thiếu hụt còn lại buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế và đầu tư tư nhân. Điều đáng lưu ý là việc tiếp nhận và huy động nguồn vốn ODA của Việt Nam, bao gồm cả vốn đầu tư cho các chương trình, dự án về BĐKH rất có thể sẽ bị giảm sút từ năm 2017 khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình. Bởi vậy, tài chính vẫn là một trong những thách thức cơ bản yếu của công cuộc ứng phó BĐKH ở Việt Nam.
Về vấn đề cơ chế, chính sách, mặc dù hệ thống chính sách về BĐKH đã được ban hành tương đối đầy đủ, song Thỏa thuận đặt ra yêu cầu tiếp tục đổi mới theo hướng phù hợp với những quy định quốc tế, đặc biệt là quy định về cơ chế giám sát nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch trong thực hiện và hỗ trợ các hành động ứng phó biến đổi khí hậu. Vì vậy, cần đặc biệt chú trọng rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách mới liên quan.
Về hệ thống công khai, minh bạch, Thỏa thuận Paris thống nhất thiết lập Hệ thống giám sát, kiểm tra (còn gọi là Hệ thống công khai minh bạch) trong phạm vi mỗi quốc gia cũng như khu vực và toàn cầu nhằm tăng cường lòng tin giữa các bên tham gia Công ước, đồng thời đảm bảo đóng góp của mỗi bên là nỗ lực cao nhất, phù hợp với điều kiện và trách nhiệm phát thải khí nhà kính tương ứng. Hệ thống này không chỉ đòi hỏi giám sát, kiểm tra trong các hoạt động thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính mà còn yêu cầu minh bạch trong việc trao và nhận hỗ trợ về tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về hệ thống giám sát, đánh giá, thẩm định các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, tuy nhiên hiện chưa có một hệ thống kiểm tra, giám sát phù hợp để đánh giá hiệu quả và đảm bảo minh bạch các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong thực hiện INDC. Do vậy, đây cũng là vấn đề Việt Nam cần lưu tâm nghiên cứu xây dựng.
Về khoa học công nghệ, Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cải tiến, đổi mới công nghệ theo hướng tập trung phát triển năng lượng tái tạo thay vì sử dụng các nhiên liệu hóa thạch… Do đó, thời gian tới, Việt Nam cần thúc đẩy việc thực hiện các phương án giảm phát thải đòi hỏi công nghệ cao thông qua nguồn lực trong nước, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ chế hợp tác song phương, đa phương khác.
Nguồn: monre.gov.vn
TIN TỨC CHUNG
Leave a reply
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Tin tức