Sở hữu vùng đa dạng sinh học trọng điểm với đa dạng các loài động thực vật đặc hữu và quý hiếm, khu vực rừng Động Châu - khe Nước Trong (xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) cần sớm được công nhận là Khu bảo tồn thiên nhiên với những giải pháp cấp thiết bảo vệ.
*Vùng đa dạng sinh học có giá trị
Thời gian gần đây, Động Châu được giới khoa học nhắc đến nhiều hơn khi phát hiện sự phân bố của loài sao la và nhiều loài thú quý hiếm khác. Ở khu vực rừng này, các nhà khoa học ghi nhận có 26 loài thuộc nhóm thú quý hiếm, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam và cả của thế giới.
Động Châu còn là nơi sống của một số loài chim có vùng phân bố hẹp thuộc vùng chim quan trọng của dãy Trường Sơn, trong đó có một số loài chim bị đe dọa toàn cầu như trĩ sao, các loài gà lôi, gà tiền… Gần đây, qua khảo sát, tại khu vực rừng Động Châu - khe Nước Trong, các chuyên gia còn phát hiện và ghi nhận có 61 đàn vượn đen má trắng; chín đàn chà vá chân nâu với số lượng trên dưới 100 cá thể.
Qua điều tra khu hệ thực vật tại Động Châu, nhóm chuyên gia thực vật của Viện Điều tra quy hoạch rừng đã thống kê được 987 loài, 539 chi thuộc 141 họ trong năm ngành thực vật bậc cao. Trong số các loài được ghi nhận có 54 loài thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và Sách đỏ Thế giới (IUCN 2009). Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đã thống kê được 241 loài động vật có xương sống thuộc 77 họ và 21 bộ trong khu vực nghiên cứu….
Các nhà khoa học lý giải, Động Châu- khe Nước Trong là một trong số ít khu vực ở khu vực Miền Trung nói chung hiện còn lưu giữ được một diện tích rừng ẩm thường xanh trên đất thấp ít bị tác động. Chính tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế xác định là vùng đa dạng sinh học trọng điểm nối giữa Việt Nam và Lào.
*Khẩn cấp bảo vệ
Khu rừng phòng hộ Động Châu - khe Nước Trong đang có rất nhiều loài động thực vật nguy cấp và bị đe dọa không chỉ cấp độ quốc gia, mà còn mang tính toàn cầu. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình đưa ra cảnh báo trên, đồng thời đề nghị tỉnh Quảng Bình thúc đẩy việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên cho khu vực này.
Làm được như vật thì cơ hội bảo tồn những loài này cao hơn, đóng góp cho công tác bảo tồn thiên nhiên không chỉ cho Việt Nam mà còn mang tính toàn cầu. Đây cũng là một trong những hành động thể hiện sự cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước quốc tế về đa dạng sinh học, đại diện Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình khuyến nghị.
Trước mắt, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt thực hiện mô hình hợp tác công - tư để quản lý, bảo vệ lâu dài cho rừng khe Nước Trong. Khu rừng được bảo vệ theo mô hình rừng đặc dụng, đồng thời hỗ trợ các hoạt động tăng cường bảo vệ rừng và ngăn chặn hiện tượng bẫy, săn bắt động vật hoang dã.
Đồng thời, tiếp tục điều tra, giám sát biến động của các loài động, thực vật trong khu vực để có biện pháp bảo tồn phù hợp. Trong đó, đáng chú ý là việc đặt bẫy ảnh tự động ghi lại hình ảnh gà lôi lam mào trắng và sao la, là các loại động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.
*Vùng đa dạng sinh học có giá trị
Thời gian gần đây, Động Châu được giới khoa học nhắc đến nhiều hơn khi phát hiện sự phân bố của loài sao la và nhiều loài thú quý hiếm khác. Ở khu vực rừng này, các nhà khoa học ghi nhận có 26 loài thuộc nhóm thú quý hiếm, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam và cả của thế giới.
Động Châu còn là nơi sống của một số loài chim có vùng phân bố hẹp thuộc vùng chim quan trọng của dãy Trường Sơn, trong đó có một số loài chim bị đe dọa toàn cầu như trĩ sao, các loài gà lôi, gà tiền… Gần đây, qua khảo sát, tại khu vực rừng Động Châu - khe Nước Trong, các chuyên gia còn phát hiện và ghi nhận có 61 đàn vượn đen má trắng; chín đàn chà vá chân nâu với số lượng trên dưới 100 cá thể.
Qua điều tra khu hệ thực vật tại Động Châu, nhóm chuyên gia thực vật của Viện Điều tra quy hoạch rừng đã thống kê được 987 loài, 539 chi thuộc 141 họ trong năm ngành thực vật bậc cao. Trong số các loài được ghi nhận có 54 loài thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và Sách đỏ Thế giới (IUCN 2009). Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đã thống kê được 241 loài động vật có xương sống thuộc 77 họ và 21 bộ trong khu vực nghiên cứu….
Các nhà khoa học lý giải, Động Châu- khe Nước Trong là một trong số ít khu vực ở khu vực Miền Trung nói chung hiện còn lưu giữ được một diện tích rừng ẩm thường xanh trên đất thấp ít bị tác động. Chính tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế xác định là vùng đa dạng sinh học trọng điểm nối giữa Việt Nam và Lào.
*Khẩn cấp bảo vệ
Khu rừng phòng hộ Động Châu - khe Nước Trong đang có rất nhiều loài động thực vật nguy cấp và bị đe dọa không chỉ cấp độ quốc gia, mà còn mang tính toàn cầu. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình đưa ra cảnh báo trên, đồng thời đề nghị tỉnh Quảng Bình thúc đẩy việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên cho khu vực này.
Làm được như vật thì cơ hội bảo tồn những loài này cao hơn, đóng góp cho công tác bảo tồn thiên nhiên không chỉ cho Việt Nam mà còn mang tính toàn cầu. Đây cũng là một trong những hành động thể hiện sự cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước quốc tế về đa dạng sinh học, đại diện Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình khuyến nghị.
Trước mắt, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt thực hiện mô hình hợp tác công - tư để quản lý, bảo vệ lâu dài cho rừng khe Nước Trong. Khu rừng được bảo vệ theo mô hình rừng đặc dụng, đồng thời hỗ trợ các hoạt động tăng cường bảo vệ rừng và ngăn chặn hiện tượng bẫy, săn bắt động vật hoang dã.
Đồng thời, tiếp tục điều tra, giám sát biến động của các loài động, thực vật trong khu vực để có biện pháp bảo tồn phù hợp. Trong đó, đáng chú ý là việc đặt bẫy ảnh tự động ghi lại hình ảnh gà lôi lam mào trắng và sao la, là các loại động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Theo quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, khe Nước Trong được quy hoạch thành lập Khu bảo tồn (khu dự trữ thiên nhiên) trong phân kỳ từ 2015 - 2020. |
Nguồn: monre.gov.vn
TIN TỨC CHUNG
Leave a reply
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Tin tức