Môi trường

Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường tại các lưu vực sông

1934
Công tác bảo vệ môi trường các lưu vực sông đã được quan tâm đẩy mạnh thông qua việc hoàn thiện thể chế, chính sách bảo vệ môi trường lưu vực sông; triển khai có hiệu quả 03 Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông: sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, hệ thống sông Đồng Nai.
Thiết lập cơ chế bảo vệ môi trường tại lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia
 
Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở thuộc các lưu vực sông; xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; điều tra, thống kê nguồn thải, xác định các điểm nóng về môi trường, phân vùng môi trường; xây dựng hệ thống thông tin môi trường; tuyên truyền, phổ biến về bảo vệ môi trường lưu vực sông.
Bên cạnh đó, việc triển khai nghiên cứu, xây dựng và chuyển giao công nghệ một số mô hình xử lý nước thải sinh hoạt với chi phí thấp cho cụm dân cư đô thị thuộc lưu vực sông Cầu và thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy tại các địa phương như: Thành phố Hà Nội, Ninh Bình, Thái Nguyên cũng được quan tâm, bước đầu đạt kết quả tốt.
Công tác bảo vệ môi trường tại lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia cũng được đẩy mạnh thông qua việc thiết lập các chương trình kiểm tra, đảnh giá việc thực hiện các quy định pháp luật lưu vực sông liên tỉnh, chương trình quan trắc môi trường tại các lưu vực sông liên tỉnh.
Thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, ứng phó với các sự cố môi trường như các vụ việc liên quan đến cá chết như sông Bưởi, sông cầu, sông Cái Vừng, sông Đồng Nai..., điều tra, khảo sát, đảnh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường, mức độ thiệt hại do sự cố môi trường tại một số tỉnh ven biển miền Trung.
Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và công ước, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường vùng ven biên, vùng biển và hải đảo như Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển ẹây ra năm 1973, Công ước quốc tế về kiểm soát, quản lý nước dăn và cặn nước dăn của tàu năm 2014, Nghị định thư London 1996 vê ngăn ngừa ô nhiễm biên do hoạt động đô chât thải và các vật chất khác.
 
Phối hợp, chia sẻ thông tin chưa kịp thời
Việc phối hợp, chia sẻ thông tin báo cáo xử lý các sự cố môi trường, nhiệm vụ cấp bách từ Trung ương đến địa phương còn chưa kịp thời. Thiếu quy chế ứng phó sự cố, năng lực ứng phó sự cố môi trường tại các lưu vực sông còn nhiều bất cập.
Vấn đề phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương về bảo vệ môi trường lưu vực sông mới chỉ chủ yếu là sự chuyển giao quyền hạn từ các cơ quan trung ương cho các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, vai trò của các cơ quan cấp huyện và xã còn mờ nhạt. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí đầu tư cho các dự án đầu tư xử lý cải thiện ô nhiễm môi trường tại các lưu vực sông chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
Quản lý, bảo vệ môi trường lưu vực sông hiệu quả hơn
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường tại các lưu vực sông, bảo đảm môi trường trường sạch cho sản xuất, sinh hoạt, thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường nổi cộm, bức xúc, các "điểm nóng" tại các lưu vực sông; xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin môi trường lưu vực sông; sự phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin báo cáo chất lượng nước, xử lý các sự cố môi trường, nhiệm vụ cấp bách kịp thời từ Trung ương đên địa phương.
Bên cạnh đó, cần thiết phải quan tâm xây dựng và ban hành các quy định về ứng phó sự cố môi trường, trong đó có các quy định về cơ chế chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các Bộ, ngành, Trung ương và địa phương bảo đảm nguyên tắc Trung ương chỉ đạo thống nhất và địa phương xây dựng năng lực ứng phó sự cố môi trường.
Tập trung triển khai các Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan, đồng thời phát huy vai trò của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trên các lưu vực sông; đảm bảo nguồn kinh phí để triển khai các nhiệm vụ, dự án đầu tư xử lý và cải thiện ô nhiễm môi trường lưu vực sông; Tăng cường thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, các khu công nghiệp và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các nguồn xả nước thải lớn trên lưu vực sông; Thu thập, tổng hợp số liệu các nguồn thải lớn xả thải ra lưu vực sông và vùng ven biển, có kế hoạch quản lý, xử lý các nguồn thải lớn theo mục tiêu bảo vệ môi trường.
 
Nguồn: monre.gov.vn

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông tin

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ.

Địa chỉ: 660 Trưng Nữ Vương - Quận Hải Châu – Đà Nẵng

Điện thoại: 0236 3 618630 - Fax: 02363 618139

Email: webmaster@kttvttb.vn