Môi trường

Máy bay năng lượng mặt trời cuộc cách mạng của công nghệ sạch

1948
 

Máy bay Solar Impulse 2 trở thành chiếc máy bay đầu tiên trong lịch sử dùng năng lượng mặt trời bay vòng quanh trái đất, theo The Guardian

Chiếc máy bay này đã ghi một dấu mốc rất quan trọng, không chỉ với ngành hàng không mà còn trong cả lĩnh vực công nghệ năng lượng sạch.
Máy bay Solar Impulse 2 (Ảnh: Internet)

Với thành công ngoạn mục này, SI 2 đã cho thấy tiềm năng trong việc sử dụng năng lượng mặt trời, nhất là trong điều kiện rất khó khăn của khí hậu nóng bức ở sa mạc và chỉ có một phi công điều khiển máy bay.

Bertrand Piccard, phi công lái chặng cuối cho biết “Chúng tôi đã bay hơn 40.000 km, và trong tương lai mọi người sẽ làm được những điều còn xa hơn thế. Tất cả nhữngcông nghệ sạch mà chúng tôi dùng có thể sử dụng được ở mọi nơi. Những công nghệ sạch này có thể làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, và chúng ta phải sử dụng, không chỉ vì mục đích môi trường mà bởi vì chúng có thể đem lại lợi nhuận và tạo ra nhiều công ăn việc làm”.

SI 2 bắt đầu hành trình vòng quanh trái đất từ tháng ba năm 2015 tại Abu Dhabi, đã bay qua cả hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương mà không hề sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Hành trình bay vòng quanh trái đất của SI 2 được chia làm 17 chặng bay khác nhau. Trong 16 chặng trước đó, Bertrand cùng một phi công đồng hành nữa là Andre Borschberg đã lái luân phiên, họ thay nhau ngủ những giấc rất ngắn và điều khiển máy bay. Chặng bay dài 4000 dặm bay qua Thái Bình Dương với xuất phát điểm từ Nhật Bản và điểm cuối là Hawaii đã được ghi nhận kỷ lục chặng bay solo dài nhất không ngừng nghỉ trong lịch sử ngành hàng không thế giới.

Bertrand nói rằng chặng bay thứ 17 – chặng cuối cùng từ Cairo Abu Dhabi là một khó khăn thực sự bởi phải bay cao để tránh nhiễu động không khí và ông cảm thấy mình kiệt sức, “không được nghỉ ngơi một phút nào, tôi đã thực sự phải gồng mình lên để kiểm soát máy bay”.

Chiếc máy bay này có sải cánh xòe rộng hơn cả sải cánh của chiếc Boeing 747 để chứa tới 17.000 tấm pin năng lượng mặt trời. Trong hành trình bay, vào ban ngày, khi mặt trời chiếu sáng, các tấm năng lượng mặt trời sẽ nạp đầy cho acquy của máy bay. Máy bay sẽ bay ở độ cao khoảng 29.000 feet (gần 9000m) vào ban ngày và giảm xuống độ cao 5000 feet (1500m) vào ban đêm để tiết kiệm năng lượng và ngay sáng hôm sau phải bay vào vùng quang mây để sạc và tiếp tục bay lên độ cao 9000 m. Vận tốc trung bình của máy bay vào khoảng 50 km/ giờ và có thể bay nhanh hơn nếu gặp ngày nắng mạnh (vận tốc tối đa vào khoảng 140km/h).

Đánh giá về sứ mệnh đã hoàn thành của SI 2, Juliet Davenport, nhà sáng lập một công ty tiên phong trong sản xuất pin năng lượng mặt trời ở Anh cho biết: “Sự kiện này đã mở ra một thời kỳ mới, nó đã minh chứng được vai trò của pin năng lượng mặt trời và tôi hi vọng nó sẽ mở ra một cuộc cách mạng trong chính nhận thức của mỗi người về việc chúng ta có thể cải tiến và sử dụng công nghệ xanh, sạch hơn nữa như thế nào”.

Nguồn: moitruong.com.vn

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông tin

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ.

Địa chỉ: 660 Trưng Nữ Vương - Quận Hải Châu – Đà Nẵng

Điện thoại: 0236 3 618630 - Fax: 02363 618139

Email: webmaster@kttvttb.vn